Home » Archives for tháng 1 2020
Có nhiều phương pháp điều trị viêm tai giữa trong đó phương pháp dân gian sử dụng xông hương được nhiều người áp dụng hơn cả bởi nhiều ưu điểm an toàn giảm nhanh các triệu chứng do viêm tai giữa gây ra mà không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên chưa nhiều người biết đến công thức chữa bệnh này. Vì thế, chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về chữa viêm tai giữa bằng xông hương qua bài viết dưới đây.
Nhắc đến viêm tai giữa thì ai cũng có thể mắc phải cả ở trẻ em và người lớn. Bệnh nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, rất dễ gây ra những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Chữa viêm tai giữa bằng xông hương có thể đẩy lùi triệu chứng khó chịu trong tai, không chỉ vậy, biện pháp này còn có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giúp an thần, giảm đau,… Đã có rất nhiều người kiểm chứng và bất ngờ bởi kết quả mà chúng mang lại.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Bạch chỉ, huyền sâm, hoàng cầm, bồ công anh, hạ khô thảo, thổ phục linh, kim ngân hoa mỗi loại 10g.
Ống xilanh sạch, tăm bông, nước muối sinh lý hoặc oxy già.
# Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Vệ sinh vùng tai
Lấy tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý hoặc oxy già đã chuẩn bị sẵn để vệ sinh tai thật sạch sẽ.
Sau đó, bạn tiến hành lau khô bằng bông y tế sạch trước khi xông thuốc.
Với trẻ nhỏ, việc vệ sinh tai có thể nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
– Bước 2: Tiến hành xông hương
+ Trẻ nhỏ:
Do các bé chưa chưa ý thức được việc xông hương nên bố mẹ nên thực hiện phương pháp này khi khi trẻ đang ngủ.
Đầu tiên, bạn bế trẻ cho nằm nghiêng về một bên, tai bị viêm hướng ra ngoài và hơi nghiêng xuống.
Sau đó đặt đầu xi lanh gần với phần tai viêm, rồi đưa que thuốc vào đầu xi lanh bít kín lại sẽ tạo thành khói nhẹ.
Lúc này, bạn có thể thổi nhẹ nhàng để khói bay vào trong tai của bé.
+ Người lớn:
Với người lớn chúng ta làm theo cách tương tự, lượng thuốc nhiều hơn một chút.
Bạn nên dùng mỗi ngày 1 que thuốc, có thể chia làm 2 lần mỗi lần nửa que hoặc xông cả que để có tác dụng nhanh chóng.
Đối với phương pháp này thì chỉ cần chăm chỉ thực hiện xong hàng ngày đến khoảng sau 1 tuần bệnh sẽ có dấu hiệu giảm rõ rệt. Độ an toàn cao, không gây ra các hiện tượng như bị kích ứng với thuốc hay k cần đến bệnh viện, tiết kiệm chi phí.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương. Bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người chính vì vậy bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Viêm tai giữa được xem là một trong những bệnh tai – mũi – họng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Do đó nhiều người vẫn còn băn khoăn viêm tai giữa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì không. Để có được lời giải đáp chính xác nhất, hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây.
Xem thêm: cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Thông thường, viêm tai giữa để lâu sẽ gây nên các biến chứng sau đây:
Áp xe là tình trạng tụ mủ ở mô mềm. Bệnh lý này là một dạng nhiễm trùng sâu, không chỉ gây sưng viêm và còn phát sinh các đau dữ dội.
Khi áp xe tiến triển, mủ sẽ tự vỡ và dẫn lưu ra bên ngoài. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc, tổn thương do áp xe gây ra có thể trở nên nghiêm trọng và có xu hướng lâu lan ra toàn bộ tai.
Nhiễm trùng ở ống tai giữa là một trong những nguyên nhân hình thành áp xe. Khi biến chứng này xuất hiện, bạn sẽ nhận thấy một số biểu hiện như người sốt nhẹ, tai sưng đỏ, ấm hơn bình thường, có cảm giác nhức và nghẹn ở bên trong.
Viêm mô tế bào là một dạng nhiễm trùng mô mềm nghiêm trọng. Vi khuẩn gây tổn thương ống tai giữa có thể xâm nhập vào hạ bì (phần sâu nhất của da) và gây nhiễm trùng tại khu vực này.
Viêm mô tế bào có thể được điều trị bằng kháng sinh và chấm dứt trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc phát hiện, nhiễm trùng có xu hướng lây lan sang các cơ quan lân cận hoặc thậm chí đi vào máu.
Viêm tai giữa mãn tính có thể khiến màng nhĩ bị khô, dày và bong vảy. Các vảy bong cùng với dịch tiết ứ đọng có thể tích tụ trong ống tai và làm hẹp diện tích của cơ quan này.
Hẹp ống tai làm cho khả năng nghe giảm, gây ra tình trạng lãng, ù hoặc thậm chí gây điếc. Ống tai bị hẹp cũng có thể là hậu quả do tình trạng tự ý rắc bột thuốc vào tai.
Thủng màng nhĩ là triệu chứng xảy ra đồng thời khi mủ trong ống tai giữa tự vỡ. Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành làm thuốc tai và thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm phục hồi màng nhĩ.
Tuy nhiên tình trạng chủ quan với các biểu hiện có thể khiến tổn thương ở màng nhĩ không thể phục hồi. Các dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ, bao gồm: Mất thính lực đột ngột, ù tai, đau tai, chảy dịch nhầy và mủ.
Với những trường hợp thủng màng nhĩ không có khả năng liền lại, bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành phẫu thuật để khắc phục.
Viêm tai giữa kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe và tiếp nhận thông tin của trẻ. Điều này khiến cho trẻ chậm chạp trong việc học tập và phát triển ngôn ngữ.
Trẻ bị viêm tai giữa thường nói năng chậm, từ ngữ khó diễn đạt và phản ứng chậm trong cuộc giao tiếp. Nếu không cải thiện khả năng nghe, hoạt động sinh hoạt và học tập của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xương chũm là một trong những bộ phận cấu thành tai. Tình trạng viêm ở cơ quan này là một trong những biến chứng do viêm tai giữa gây ra. Khi gặp phải biến chứng này, bạn sẽ nhận thấy vùng xương chũm nóng và sưng đỏ, triệu chứng này cũng có thể lan ra các vùng xung quanh tai.
Viêm tai xương chũm có thể được khắc phục bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc điều trị, người bệnh có thể đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề như liệt dây thần kinh số 7, viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng,…
Bên cạnh đó viêm tai giữa còn có thể gây ra các biến chứng khác ở các cơ quan tai mũi họng như viêm VA, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản,…
So với những biến chứng trên, biến chứng ở các cơ quan tai mũi họng thường phổ biến hơn. Nguyên nhân là các cơ quan này nằm gần nhau và có mối quan hệ mật thiết. Vi khuẩn ứ đọng trong ống tai giữa lâu ngày có thể di chuyển đến các cơ quan này và gây ra hiện tượng nhiễm trùng.
Trên đây là một số những biến chứng do viêm tai giữa bạn đọc có thể tham khảo để từ đó có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ còn quá nhỏ nên khó nhận biết biểu hiện của trẻ. Vì những triệu chứng viêm tai như sốt, đau, quấy khóc… cũng giống như triệu chứng của các bệnh khác, nên khó xác định bệnh. Do đó các bậc cha mẹ hãy trang bị thêm những thông tin về dấu hiệu và cách điều trị viêm tai giữa để có cách xử trí khi trẻ mắc bệnh.
Cần nhớ rằng viêm tai giữa thường xuất hiện trong thời gian ngắn sau khi bị cảm lạnh và trẻ sẽ thấy khó chịu nhất trong 24 giờ đầu sau khi nhiễm khuẩn khởi phát. Trẻ nhỏ khi bị đau tai có biểu hiện mệt mỏi và tiếng khóc khác với khóc khi đói hoặc gắt ngủ. Nếu bạn chú ý có thể nhận ra tiếng khóc của bé khi bị bệnh. Có lẽ khi khóc các cơ ở hàm và mặt cử động sẽ làm cho đau tai tăng lên, nên tiếng khóc sẽ khác. Có thể thấy trẻ cọ hoặc kéo tai và không đáp ứng với âm thanh do sức nghe bị kém đi.
Kinh nghiệm thực tế là nhiều trường hợp trẻ cọ tai, hay kéo tai là dấu hiệu ứ dịch trong tai giữa, nhưng cũng có thể không phải là một dấu hiệu của viêm tai giữa.
Trẻ bị viêm tai giữa rất đau và kèm theo sốt. Trẻ chán ăn, có biểu hiện chóng mặt hoặc mất thăng bằng, trẻ lớn biết kêu đau tai và nhăn nhó vì đau. Khi trẻ kêu đau tai kéo dài hơn một ngày hoặc kèm theo sốt, bạn nên đưa bé đi khám ở chuyên khoa tai mũi họng. Nếu nhìn thấy máu và mủ chảy ra, có thể là dấu hiệu trẻ đã bị rách màng nhĩ. Bệnh thường gặp ở trẻ quá nhỏ để có thể nói cho bạn biết chúng bị đau.
Cho nên khi chăm sóc bé từ 4 – 24 tháng tuổi, bạn cần cảnh giác với dấu hiệu mất ngủ, cáu kỉnh và kém ăn sau khi trẻ bị cảm lạnh.Bác sĩ có thể kiểm tra màng nhĩ và xem nó rung khi đáp ứng với áp lực không khí hay không. Nếu màng nhĩ không chuyển động tự do, là dấu hiệu có dịch trong tai giữa. Làm màng nhĩ đồ đánh giá màng nhĩ chuyển động có tốt hay không; làm thính lực đồ để xác định dấu hiệu mất nghe ở trẻ. Nhiễm khuẩn kéo dài hoặc tái phát có thể làm tổn thương màng nhĩ, xương tai và cấu trúc tai giữa, có thể gây điếc vĩnh viễn.
Tùy vào tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra cách chữa cho từng trường hợp. Đa số trong đó sẽ là điều trị tại nhà:
- Điều trị bằng thuốc giảm đau khi bệnh ở dạng nhẹ kèm theo thuốc nhỏ tai.
- Điều trị bằng kháng sinh: Đối với trẻ sốt từ 39 độ trở nên, đau nặng đầu, ống tai có nhiều chất lỏng và tình trạng không thay đổi sau 48h.
Đối với nhiễm trùng tai không biến chứng trẻ 6 tháng đến 2 tuổi thường điều trị bằng kháng sinh trong 10 ngày, trẻ trên 2 tuổi điều trị trong 5 ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tất cả các chẩn đoán và thuốc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.
Nếu màng nhĩ trẻ bị phồng lên và đau dữ dội kèm theo sốt, nôn hoặc tiêu chảy. Các bác sĩ có thể sẽ chọc thủng màng nhĩ để cho dịch chảy ra, sau thủ thuật này tình trạng bệnh được khắc phục nhanh, thính giác trở lại và màng nhĩ tự lành.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Mọi vấn đề về sức khỏe của bé nên tham khảo ý kiến, tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
#viêm_tai_giữa #viêm_tai_giữa_ở_trẻ #bệnh _viện_an_việt #khoataimuihong #1E_Trường_Chinh_Hà_Nội
Viêm tai giữa lâu ngày nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm trong đó biến chứng thủng nhĩ là hay gặp nhất, khiến người bệnh không khỏi lo lắng khi bị viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ phải làm sao?
Viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ là dấu hiệu màng nhĩ đã thủng. Triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm hẳn, đỡ sốt, hết tiêu chảy. Thăm khám thấy ống tai ngoài có mủ, màng nhĩ có lỗ thủng ở giữa hoặc trước dưới, mủ lúc đầu loãng, nhầy, sau đặc dần thành mủ nhầy keo hoặc mủ trắng đặc. Nếu được điều trị kháng sinh, chống viêm, làm thuốc tai tốt, bệnh sẽ khỏi, màng tai có thể liền.
Nếu giai đoạn này không được điều trị hay điều trị không kịp thời bệnh sẽ chuyển sang VTG mạn tính, hoặc viêm xương chũm cấp và có thể gây các biến chứng như: liệt mặt ngoại biên, viêm mê nhĩ, ù tai chóng mặt, viêm màng não…bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do bệnh tích lan qua khớp trai đá.
Giai đoạn vỡ mủ: dùng kháng sinh, chống viêm uống hoặc tiêm, làm thuốc mũi xoang, làm thuốc tai hằng ngày đến khi tai khô, theo dõi trẻ đến khi màng tai liền hoàn toàn. Việc làm thuốc tai có ý nghĩa quan trọng, các thuốc nhỏ tai cần phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng vì một số thuốc dùng không đúng cách có thể gây điếc vĩnh viễn không phục hồi. Tuyệt đối tránh để nước vào tai.
Phòng bệnh: để phòng tránh viêm tai giữa nói chung thì cần phòng chống các nguy cơ gây viêm nhiễm đường thở trên cấp tính như viêm mũi họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang.
Các gia đình có cháu nhỏ cần tạo một môi trường sống trong lành cho trẻ, khói thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ cao gây bệnh viêm nhiễm đường thở trên cấp tính và từ đó gây viêm tai giữa. Khi bị viêm nhiễm đường thở trên cấp tính cần được điều trị tại các cơ sở y tế.
Khi có các biểu hiện về tai thì cần được thăm khám và theo dõi tại chuyên khoa tai mũi họng. Việc nhỏ thuốc vào tai và làm thuốc tai phải theo đúng chỉ định của bác sĩ tai mũi họng, không nên tự điều trị.
Nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh viêm tai giữa và các bệnh về tai mũi họng. Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp bệnh viện đa khoa An Việt qua hotline 1900 2838 để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.
#viêm_tai_giữa #bệnh _viện_an_việt #khoataimuihong #1E_Trường_Chinh_Hà_Nội