Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến nhất. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
Tuy nhiên ở người trưởng thành, hen phế quản thường là mãn tính, cần thời gian dài điều trị và rất khó khỏi dứt điểm.
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở người lớn là do bệnh nhân thường lơ là, nhầm lẫn các dấu hiệu hen suyễn với triệu chứng của những bệnh lý về hô hấp thông thường như cảm cúm, cảm lạnh. Để hiệu quả điều trị được cao nhất, bệnh nhân cần phân biệt, nhận biết rõ các dấu hiệu của bệnh.
1. Hiện tượng ho kéo dài không giảm
Ho là phản ứng khi cơ thể muốn đẩy các dị nguyên cùng các chất bài tiết trong cổ họng ra ngoài. Nguyên nhân gây ho có rất nhiều như: cảm lạnh, viêm xoang mũi, hít phải không khí ô nhiễm… Tuy nhiên nếu hiện tượng ho kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc thuyên giảm ít nhưng lại nhanh chóng tái phát nặng hơn thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Thêm vào đó, nếu ho xuất hiện vào ban đêm khiến bạn không thể ngủ được, cảm giác khi ho lồng ngực phải co rút lại, đường thở bị chít hẹp thì nên đi khám ngay.
Xem thêm: Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?
2. Khò khè khó thở
Khó thở, thở khò khè là triệu chứng rất điển hình của bệnh hen suyễn. Đây là âm thanh tạo ra khi luồng khí không thể đi qua phổi mà bị tắc nghẽn lại. Khi nhiễm khí lạnh, hiện tượng khò khè càng tăng lên, đặc biệt hay gặp ở những người thường tập thể dục trong thời tiết lạnh.
3. Người mệt mỏi, dễ hụt hơi
Nếu kể cả khi bạn vận động nhẹ nhàng nhưng vẫn thấy người mệt mỏi và hụt hơi, thở gấp, hơi thở không đều, thậm chí phải ngồi xuống nín thở rồi mới tiếp tục thở tiếp được thì rất có thể đó là một dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Nếu thường gặp tình trạng này, kèm theo triệu chứng nặng ngực thì nên đến bệnh viện kiểm tra sớm.
4. Dễ dị ứng
Nếu cơ thể dễ bị dị ứng khi phải tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, thời tiết thay đổi, thức ăn lạ, đồ ăn đóng hộp… thì có thể bạn đã bị hen suyễn.
Những người đã từng bị viêm phế quản nhiều lần hoặc bị hen suyễn khi còn nhỏ gặp hiện tượng dị ứng này có thể cho thấy cơ địa dị ứng của bạn đang bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài và có khả năng cao bệnh hen suyễn sẽ quay trở lại.
5. Hay hắng giọng và mất giọng
Hắng giọng cũng tương tự như ho, là phản ứng của cơ thể để đẩy những dị nguyên và đờm nhớt trong cổ họng ra ngoài. Bệnh nhân hen suyễn thường xuyên hắng giọng vì đường thở lúc này tiết rất nhiều chất nhày, bít tắc lại ở cổ họng khiến họ khó chịu.
Còn việc thường xuyên bị mất giọng có thể không nằm trong chuỗi dấu hiệu bệnh hen suyễn nhưng nó có liên quan đến các triệu chứng khác của căn bệnh này.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét