Trong đông y hen phế quản (hen suyễn) còn gọi là háo suyễn thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, chủ yếu là do sự suy yếu của 3 tạng Tỳ, Phế và Thận.
Khi thời tiết thay đổi trở lạnh, gặp phải các dị ứng từ bên ngoài như nấm mốc, khói thuốc, ô nhiễm môi trường hóa chất hay yếu tố dị truyền từ người thân trong gia đình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Triệu chứng của hen suyễn bao gồm như ho khan kéo dài dai dẳng, thở khò khè hay khó khở và có cảm giác nặng ngực. Với những cơn hen nhẹ chỉ kéo dài khoảng 1 giờ. Tuy nhiên trường hợp nặng, cơn hen có thể kéo dài tới vài ngày, các triệu chứng về đêm cũng thường xuyên xảy ra. Tùy vào thể trạng của từng người mà triệu chứng hen suyễn biểu hiện khác nhau.
Việc
chữa trị hen suyễn cũng tùy vào tình trạng người bệnh. Điều trị hen phế quản bằng thuốc tây thường gây ra những tác dụng phụ và chỉ có tác dụng làm đứt cơn hen cấp tính mà không thể trị tận gốc rễ của bệnh. Chính vì vậy xu hướng điều trị bệnh hen suyễn bằng thuốc nam được đông đảo người bệnh tin tưởng hơn bao giờ hết.
Chữa hen phế thể hen hàn bằng thuốc nam
– Triệu chứng: Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt dễ khạc, không khát thích uống nước nóng, đại tiện nhão, chất lưỡi đạm , rêu mỏng trắng, mạch huyền tế, khó thở.
– Phương pháp chữa: Ôn phế tán hàn, trừ đàm, hạ suyển (trừ đàm lợi khiếu hoạt đàm lợi khí).
Bài1: Hạt củ cải sao vàng 40g, Hạt bồ kết sao 20g, Tán bột làm viên, mỗi ngày dùng 8-10g chia làm hai lần uống.
Bài 2: Xạ can ma hoàng thang gia giảm: Xạ can 6g, Khoản đông hoa 12g, Ma hoàng 10g, Ngũ vị tử 8g, Gừng sống 4g, Bán hạ chế 8g, Tế tân 12g, Đại táo 12g, Tử uyển 12g, Sắc uống ngày một thang
Bài 3: Tô tử giáng khí thang: Tô tử 12g, Hậu phác 8g, Quất bì 8g, Quế chi 8g, Bán hạ chế 8g, Ngãi cứu 12g, Đương quy 10g, Gừng 4g, Tiền hồ 10g, Đại táo 12g.
Bài 4: Tiểu thanh long thang gia giảm: Ma hoàng 6g, Gừng khô 4g, Quế chi 6g, Tế tân 4g, Bán hạ chế 12g, Ngũ vị tư 6g, Cam thảo 4g, Hạnh nhân 8g.
Nếu đờm nhiều gây khó thở, rêu lưỡi dày dính bỏ Ngũ vị tử, cam thảo, thêm hậu phát 6g, hạt cải sao 6g, hạt tía tô 12g. Ho nhiều bỏ quế chi thêm tử uyển, khoản đông hoa, bạch tiền mỗi thứ 12g.
Bài 5: Lãnh háo hoàn thang: Ma hoàng 10g, Bạch truật 12g, Hạnh nhân 10g, Bán hạ chế 6g, Tế tân 6g, Hắc phụ tử 12g, Cam thảo 4g, Xuyên tiêu 8g, Thần khúc 12g, Gừng sống 6g, Tử uyển 12g, Tạo giác 2g, Bạch phàn 0,2g, Khoản đông hoa 12g
Sắc uống ngày một thang, nếu làm thuốc hoàn thì liều lượng Bạch phàn 6g, Tạo giác 12g mỗi ngày uống 12-20g chia làm hai lần.
Chữa hen phế thể hen nhiệt bằng thuốc nam
– Triệu chứng:
Người bức rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm dính và vàng, miệng khát thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu lưỡi dày, mạch hoạt sác .
Phương pháp chữa: Thanh nhiệt tuyên phế, hóa đàm bình suyễn.
Bài thuốc Y học cổ truyền:
Bài 1: Thiên môn 12g, Ô mai 12g, Mạch môn 12g, Bán hạ chế 8g, Tang bạch bì 12g, Trần bì 6g, Bách bộ 12g, Thạch cao 12g, Tiền hồ 12g. Sắc uống ngày một thang
Bài 2: Việt tỳ gia bán hạ thang gia giảm:
Ma hoàng 8g, Xạ can 10g, Thạch cao 20g, Hạnh nhân 10g, Gừng tươi 4g, Tô tử 8g,
Đại táo 12g, Đình lịch tử 8g, Bán hạ chế 6g.
Bài 3: Định suyễn thang gia giảm: Ma hoàng 6g, Tang bạch bì 20g, Hạnh nhân 12g, Trúc lịch 20g, Cam thảo 4g, Bán hạ chế 8g, Hoàng cầm 12g.
Nếu đờm nhiều thêm Xạ can, Đình lịch tử mỗi thứ 8-12g, nếu ho đờm vàng thêm Ngư tinh thảo 40g, nếu sốt cao thêm thạch cao 40g
Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý là ngoài việc dùng thuốc, để điều trị và phòng các cơn hen tái phát bạn nên tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như khói, bụi, hóa chất,… Ngoài ra, muốn
điều trị bệnh hen suyễn bằng thuốc nam bạn kiên trì.
Để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất còn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do đó bạn nên thăm khám trực tiếp để bác sĩ có thể xác định đúng tình trạng bệnh cũng như thể chất từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị và liệu trình thuốc phù hợp để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét