Hen suyễn là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, khi trẻ mắc bệnh này cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng cẩn thận, khi có các diễn biến xấu hoặc lên cơn hen cần nhanh chóng xử lý kịp thời.
Hen suyễn ở trẻ em có thể là hen cấp hoặc mãn tính. Thể cấp tính sẽ sớm phát triển thành mãn tính nếu không được chữa dứt điểm, trong khi đó, hen mãn tính rất khó điều trị, có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trẻ như suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi… Vậy trẻ bị hen suyễn hoặc lên cơn hen phải làm sao?
Trẻ bị hen suyễn không nhất thiết phải nằm viện mà có thể điều trị tại nhà nhưng cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc trẻ. Những lưu ý cho cha mẹ có con bị hen suyễn bao gồm:
1. Không được lơ là điều trị
Một số người quan điểm, dùng thuốc quá nhiều có hại cho cơ thể của bé nên khi thấy các triệu chứng lâm sàng có dấu hiệu thuyên giảm sẽ ngừng dùng thuốc ngay mà không thực hiện theo đúng đơn thuốc ban đầu mà bác sĩ chỉ định.
Tuy nhiên các triệu chứng thuyên giảm không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Cơ chế tác động của thuốc Tây y là đánh vào triệu chứng trước rồi từ từ mới đi vào bên trong. Hành động bỏ thuốc dở liệu trình khiến bệnh không được trị dứt nên thường kéo dài dai dẳng và tái đi phát lại nhiều lần. Mỗi lần như thế, hệ hô hấp lại bị tổn thương nhiều hơn và bệnh sẽ chuyển biến dần thành mãn tính.
Nếu lo ngại về các tác dụng phụ của thuốc Tây có thể gây hại cho cơ thể, có thể lựa chọn cho bé phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y với những loại thảo mộc thiên nhiên lành tính sẽ an toàn với cơ thể của bé hơn.
2. Chú ý đến những dấu hiệu khi bé lên cơn hen
Hen là bệnh viêm mãn tính ở đường thở khiến phế quản của trẻ bị sưng và co thắt. Khi bị hen, trẻ sẽ nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích và làm xuất hiện triệu chứng ho, khó thở, khò khè và đau nặng ngực. Những triệu chứng này lặp đi lặp lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ có thể dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể do trẻ biếng ăn, bỏ bú.
Để nhận biết các triệu chứng lên cơn hen, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tuổi có thể dựa vào các dấu hiệu như: ho nhiều khó thở, khò khè, mệt mỏi, đờm nhiều, đau tặng ngực, ho hen thành từng cơn lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là vào ban đêm hoặc khi trẻ vận động quá sức, tiếp xúc với các tác nhân dị ứng…
Những trẻ có những biểu hiện này trên 2 lần mỗi năm, ho kéo dài, điều trị bằng thuốc nhưng không đỡ, có yếu tố di truyền (người thân trong gia đình đã bị hen), có cơ địa dị ứng thì nên cẩn thận cho bé đi khám.
Tuy nhiên, một vài trường hợp trẻ bị hen suyễn nhưng lại không có dấu hiệu khò khè, nặng ngực hay khó thở mà chỉ ho kéo dài. Những cơn ho này cũng không điều trị được bằng thuốc ho thông thường mà chỉ uống thuốc hen mới thuyên giảm thì có thể chứng minh trẻ bị hen dạng ho.
3. Chú ý đến chế độ sinh hoạt của trẻ
Chế độ ăn uống, sinh hoạt rất quan trọng đối với trẻ bị hen suyễn. Nếu điều kiện sinh hoạt tốt, cơn hen sẽ được đẩy lùi, các triệu chứng hen cũng nhẹ và thuyên giảm hơn. Cụ thể đối với trẻ bị hen suyễn, bố mẹ nên chú ý:
- Phát hiện những thứ khiến trẻ dị ứng (thực phẩm, mùi, lông động vật, phấn hoa…) để tránh cho trẻ tiếp xúc phải.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước, nước có thể hỗ trợ làm loãng đờm giúp trẻ dễ thở hơn
- Tránh cho trẻ hít phải khói thuốc lá.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, giặt chăn gối thường xuyên.
Trẻ bị hen suyễn nếu là cấp tính có thể khỏi dứt điểm nếu tích cực điều trị, còn khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn mãn tính, việc chữa trị sẽ khó hơn và kéo dài hơn. Thậm chí nếu thể trạng trẻ không tốt, lơ là điều trị có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét