Hen suyễn thường là bệnh mãn tính có thể xảy ra không loại trừ bất cứ độ tuổi nào. Tuy rất khó để có thể chữa dứt điểm nhưng nếu không có các biện pháp điều trị tích cực, bệnh sẽ âm thầm diễn biến xấu đi và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng của hen suyễn thường gặp nhất bao gồm:
1. Xẹp phổi
Xẹp phổi có thể xảy ra ở bất cứ trường hợp nào cho dù bệnh nhân là trẻ em hay người lớn. Thống kê cho thấy, có đến hơn 30% trẻ bị hen suyễn gặp phải biến chứng này. Khi bệnh được kiểm soát ổn định, hiện tượng xẹp phổi sẽ tự khỏi.
2. Phế quản bị nhiễm khuẩn
Bệnh nhân hen mãn tính rất hay gặp biến chứng này. Vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí tăng lên, nhiệt độ giảm sâu, virut và vi khuẩn tấn công hệ hô hấp qua đường mũi, họng gây cảm cúm khiến triệu chứng hen suyễn trở nặng hơn. Bệnh nhân thường sốt, khó thở hơn, ho nhiều đờm. Khi xét nghiệm máu sẽ thấy bạch dầu da nhân trung tính tăng lên, còn xét nghiệm đờm có khi thấy khuẩn lao hoặc bạch cầu thoái hóa, tạp khuẩn.
3. Giãn phế nang đa tiểu thùy
Ở bệnh nhân hen suyễn, sự đàn hồi của phế nang giảm dần, thở ra ít và hít vào nhiều, không khí bị tích lại trong phổi làm tăng thể tích khí cặn. Hiện tượng này còn gọi là khí phế thũng. Bệnh nhân có dấu hiệu khó thở nhiều hơn khi gắng sức, ho đờm nhiều, môi và các đầu ngón chân, tay tím tái. Khi chụp X-quang phổi thấy hình ảnh quá sáng, tìm hình giọt nước, cơ hoành thấp, góc tâm hoành tù, xương sườn giãn rộng và nằm ngang.
4. Tâm phế mạn tính
Thống kê cho thấy khoảng 5% bệnh nhân hen suyễn mãn tính gặp biến chứng tâm phế mãn tính. Biểu hiện khó thở khi gắng sức, da tím tái, đau ở hạ sườn phải, gan to hoặc mấp mé bờ sườn. Khi tiến hành điện tâm đồ thấy nhịp xoang nhanh, sóng P nhọn, cao; sóng S chiếm đa số các chuyển đạo trước tim. Hen phế quản có khả năng phục hồi các chức năng hô hấp nên thời gian kéo đến tình trạng tâm phế mãn ở mỗi bệnh nhân rất khác nhau, lên đến 5 - 10 năm hoặc thậm chí dài hơn.
5. Tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất
5% bệnh nhân bị hen suyễn mãn tính có biến chứng này. Nguyên nhân là khi các phế nang giãn rộng, mạch máu ở phía nang thưa dần, chức năng truyền máu và nuôi cơ thể kém, áp lực trong phế nang từ đó mà tăng lên. Nếu bệnh nhân làm việc quá gắng sức hoặc ho quá mạnh, thành phế nang rất dễ bục vỡ. Các dấu hiệu lâm sàng của biến chứng này thường không quá đặc trưng nên cần chụp X-quang phổi mới phát hiện được. Khi tràn khí màng phổi, bệnh nhân cần được kịp thời xử lý vì rất dễ gây đột tử cho bệnh nhân.
6. Biến chứng suy hô hấp
Thường suy hô hấp chỉ gặp ở bệnh nhân hen cấp tính hoặc hen ác tính. Dấu hiệu điển hình của hiện tượng suy hô hấp là khó thở, da dẻ tím tái, thỉnh thoảng ngưng thở, phải dùng máy thở hỗ trợ. Đây cũng là một trong những biến chứng có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
7. Não tổn thương
Suy hô hấp kéo dài có thể khiến oxy không được đưa đủ lên não, thậm chí trong các trường hợp hen nặng, bệnh nhân còn ngừng tim và ngừng hô hấp. Bệnh nhân sẽ bị ngạt thở đột ngột, dẫn đến CO2 trong máu tăng dẫn đến toan hợp, hôn mê và tử vong.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét