Tại Việt Nam, hen suyễn là bệnh rất thường gặp và không phân biệt đối tượng hay độ tuổi nào. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh này đang giao động khoảng từ 5 - 10% dân số cả nước.
Hen suyễn là hiện tượng viêm mãn tính đường thở gồm có các tiểu phế quản và phế quản, xảy ra do cơ địa dị ứng của cơ thể tương tác với các yếu tố gây hen bên ngoài môi trường.
- Cơ địa dị ứng chính là đặc điểm của cơ thể dễ phản ứng với các tác nhân dị ứng. Cơ địa này thường là do di truyền lại từ cha mẹ đã từng mắc bệnh hen suyễn. Đây chính là lý do khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh.
- Yếu tố gây bệnh từ môi trường ngoài: một số loại bọ, côn trùng; lông động vật như chó, mèo; phấn hoa; bụi bẩn; nấm mốc; hóa chất độc hại trong nước tẩy rửa; tác dụng phụ từ một số loại thuốc… có khả năng kích thích dẫn đến bệnh hen.
Bệnh hen suyễn chủ yếu xuất hiện từ khi bệnh nhân còn nhỏ nhưng nhiều trường hợp các triệu chứng bệnh chỉ bắt đầu xuất hiện ở tuổi trưởng thành hoặc khi đã về già. Khi đã xuất hiện, hiện tượng viêm đường thở sẽ tiến triển một cách âm thầm trong nhiều năm tháng và bùng lên khi cơ thể lên cơn hen suyễn cấp.
Hiện tượng viêm mãn tính ở bệnh nhân hen suyễn có thể kiểm soát được ở trường hợp bệnh nhân là trẻ em, hoặc quá trình kháng viêm điều trị tích cực. Tuy nhiên chỉ là thuyên giảm chứ không thể khỏi hoàn toàn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn
Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hen suyễn vẫn chưa được tìm ra nhưng các nhà khoa học khẳng định nó có liên quan đến tương tác giữa các yếu tố bất lợi ngoài môi trường và cơ địa dị ứng di truyền nên đa phần khởi phát trong giai đoạn đầu đời. Cụ thể gồm có:
- Cơ địa dị ứng thường là do di truyền
- Cha mẹ mắc bệnh hen
- Khi còn nhỏ bị mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp
- Hít phải các chất gây dị ứng có trong không khí
- Tiếp xúc với bệnh lây nhiễm ký sinh trùng khi hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện.
- Đối với những người vốn có cơ địa dị ứng, các chất kích thích như khói thuốc lá sẽ khiến hệ hô hấp nhạy cảm và sinh ra các phản ứng mạnh mẽ hơn với các chất ngoài không khí.
- Chất kích thích cơn hen ở mỗi trường hợp lại khác nhau, có thể là:
- Bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc.
- Khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, hóa chất độc lại, khói thải công nghiệp.
- Một số loại thuốc như thuốc kháng viêm không có steroid, hoặc các thuốc chẹn beta.
- Chứng cảm lạnh.
- Hoạt động thể chất không hợp lý bao gồm là tập thể dục và làm việc.
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh hen suyễn
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở mỗi bệnh nhân đều rất phức tạp, những triệu chứng điển hình và thường gặp có thể kể đến như:
- Cơn ho ở bệnh nhân hen suyễn thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm khiến bệnh nhân không thể ngủ được.
- Thở khò khè: khi thở nghe thấy tiếng ran rít hoặc âm thanh the thé.
- Nặng ngực: bệnh nhân cảm thấy như có gì đó đè nặng lên ngực.
- Khó thở: thường hít vào nhiều nhưng thở ra ít khiến không khí ứ đọng nhiều không thể thoát ra khói phổi.
Nếu gặp những triệu chứng này, bệnh nhân có thể khẳng định nhiều phần là đã bị hen suyễn. Tuy nhiên cần đến bệnh viện thăm khám để tiến hành các xét nghiệm như xét nghiệm chức năng phổi, kiểm tra bệnh sử và thăm khám lâm sàng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét