Hen suyễn được xác định là một bệnh mãn tính rất khó điều trị dứt điểm và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi và đối tượng nào. Hen suyễn khi mang thai là tình trạng không quá phổ biến nhưng cũng không hề hiếm gặp. Băn khoăn lớn nhất xoay quanh vấn đề này đó là việc mẹ bị bệnh hen suyễn có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Cùng tìm hiểu.
Bệnh hen suyễn có di truyền không?
Rất nhiều người lo lắng và quan tâm đến khả năng di truyền của bệnh hen suyễn nhưng may mắn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này là đúng. Tuy nhiên, trẻ sẽ bị di truyền lại cơ địa dị ứng từ người mẹ và từ đó, hệ hô hấp của trẻ sẽ nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công hơn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh hen suyễn được cho là có liên quan đến yếu tố môi trường bên ngoài tương tác với cơ địa dị ứng này. Những trẻ được sinh ra trong những gia đình có cha mẹ mắc hen suyễn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 33% so với trẻ thường.
Mẹ bầu bị hen suyễn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thống kê đã chỉ ra rằng, có ⅓ bà mẹ mang thai bị hen suyễn sẽ có diễn biến xấu đi, ⅓ lại có chuyển biến tích cực, trong đó ⅓ còn lại giữ ở mức tình trạng ổn định. Đa số mẹ bầu mắc hen suyễn vẫn có thể mang thai và sinh nở bình thường, tuy nhiên tỷ lệ 4 - 8% sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm cho thai nhi nếu mẹ bị lên cơ hen thường xuyên. Một số trường hợp, hen suyễn nặng không được kiểm soát có thể sẽ dẫn đến những biến chứng thai nhi nguy hiểm như:
- Thai nhi nhẹ cân
- Sinh non
- Trẻ dễ mắc các bệnh lý như: hạ đường huyết, tim đập nhanh và co giật…
Tuy nhiên các mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu có mong muốn mang thai khi bị hen suyễn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và cần lưu ý đến một số điều sau:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích cơn hen: khói nhà bếp, khói thuốc lá, khói thuốc lào, khí than, lông động vật, nước hoa, phấn hoa, thuốc xịt côn trùng, thực phẩm dị ứng….
- Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng đãng
- Giữ ấm cơ thể cẩn thận, tránh bị chứng cảm lạnh, cảm cúm…
- Vệ sinh mũi, họng hàng ngày để ngăn cản vi khuẩn, virut tấn công đường thở
- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Khi mang thai, mẹ cần đến bệnh viện để thăm khám định kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi, nếu các triệu chứng hen xuất hiện quá liên tục, nên nói với bác sĩ.
Nếu thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ thì những ảnh hưởng xấu của mẹ đến thai nhi sẽ được kiểm soát tốt và giảm đi đáng kể.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét