Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ còn quá nhỏ nên khó nhận biết biểu hiện của trẻ. Vì những triệu chứng viêm tai như sốt, đau, quấy khóc… cũng giống như triệu chứng của các bệnh khác, nên khó xác định bệnh. Do đó các bậc cha mẹ hãy trang bị thêm những thông tin về dấu hiệu và cách điều trị viêm tai giữa để có cách xử trí khi trẻ mắc bệnh.
Cần nhớ rằng viêm tai giữa thường xuất hiện trong thời gian ngắn sau khi bị cảm lạnh và trẻ sẽ thấy khó chịu nhất trong 24 giờ đầu sau khi nhiễm khuẩn khởi phát. Trẻ nhỏ khi bị đau tai có biểu hiện mệt mỏi và tiếng khóc khác với khóc khi đói hoặc gắt ngủ. Nếu bạn chú ý có thể nhận ra tiếng khóc của bé khi bị bệnh. Có lẽ khi khóc các cơ ở hàm và mặt cử động sẽ làm cho đau tai tăng lên, nên tiếng khóc sẽ khác. Có thể thấy trẻ cọ hoặc kéo tai và không đáp ứng với âm thanh do sức nghe bị kém đi.
Kinh nghiệm thực tế là nhiều trường hợp trẻ cọ tai, hay kéo tai là dấu hiệu ứ dịch trong tai giữa, nhưng cũng có thể không phải là một dấu hiệu của viêm tai giữa.
Trẻ bị viêm tai giữa rất đau và kèm theo sốt. Trẻ chán ăn, có biểu hiện chóng mặt hoặc mất thăng bằng, trẻ lớn biết kêu đau tai và nhăn nhó vì đau. Khi trẻ kêu đau tai kéo dài hơn một ngày hoặc kèm theo sốt, bạn nên đưa bé đi khám ở chuyên khoa tai mũi họng. Nếu nhìn thấy máu và mủ chảy ra, có thể là dấu hiệu trẻ đã bị rách màng nhĩ. Bệnh thường gặp ở trẻ quá nhỏ để có thể nói cho bạn biết chúng bị đau.
Cho nên khi chăm sóc bé từ 4 – 24 tháng tuổi, bạn cần cảnh giác với dấu hiệu mất ngủ, cáu kỉnh và kém ăn sau khi trẻ bị cảm lạnh.Bác sĩ có thể kiểm tra màng nhĩ và xem nó rung khi đáp ứng với áp lực không khí hay không. Nếu màng nhĩ không chuyển động tự do, là dấu hiệu có dịch trong tai giữa. Làm màng nhĩ đồ đánh giá màng nhĩ chuyển động có tốt hay không; làm thính lực đồ để xác định dấu hiệu mất nghe ở trẻ. Nhiễm khuẩn kéo dài hoặc tái phát có thể làm tổn thương màng nhĩ, xương tai và cấu trúc tai giữa, có thể gây điếc vĩnh viễn.
Tùy vào tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra cách chữa cho từng trường hợp. Đa số trong đó sẽ là điều trị tại nhà:
- Điều trị bằng thuốc giảm đau khi bệnh ở dạng nhẹ kèm theo thuốc nhỏ tai.
- Điều trị bằng kháng sinh: Đối với trẻ sốt từ 39 độ trở nên, đau nặng đầu, ống tai có nhiều chất lỏng và tình trạng không thay đổi sau 48h.
Đối với nhiễm trùng tai không biến chứng trẻ 6 tháng đến 2 tuổi thường điều trị bằng kháng sinh trong 10 ngày, trẻ trên 2 tuổi điều trị trong 5 ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tất cả các chẩn đoán và thuốc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.
Nếu màng nhĩ trẻ bị phồng lên và đau dữ dội kèm theo sốt, nôn hoặc tiêu chảy. Các bác sĩ có thể sẽ chọc thủng màng nhĩ để cho dịch chảy ra, sau thủ thuật này tình trạng bệnh được khắc phục nhanh, thính giác trở lại và màng nhĩ tự lành.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Mọi vấn đề về sức khỏe của bé nên tham khảo ý kiến, tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
#viêm_tai_giữa #viêm_tai_giữa_ở_trẻ #bệnh _viện_an_việt #khoataimuihong #1E_Trường_Chinh_Hà_Nội
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét