Home » Archives for tháng 12 2019
Viêm tai giữa mãn tính là tình trạng bị viêm tai giữa lâu ngày không điều trị dứt điểm dẫn đến thường xuyên tái phát khiến người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu mà còn đối mặt với các biến chứng gây ra mất thính lực không thể phục hồi. Vì vậy, bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa khỏi được không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.
Tai có ba phần: ngoài, giữa và trong. Tai giữa ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ và có vòi nhĩ Eustachian thông xuống họng hầu. Tai trong là hệ thống vòng bán khuyên (tiền đình) và dây thần kinh nhĩ loa (vestibule-cochlear, dây thần kinh số VIII).
Với cấu trúc như thế, tai giữa rất dễ bị viêm nhiễm do sự xâm lấn của vi trùng từ ống tai ngoài qua lỗ thủng màng nhĩ hoặc sự nhiễm trùng lan lên từ vùng mũi họng thông qua vòi nhĩ Eustachian.
Viêm tai giữa mủ mãn tính là tình trạng viêm kéo dài trên 6 đến 12 tuần gây thủng màng nhĩ. Đây là một bệnh lý khó điều trị. Các dấu chứng chính của viêm tai giữa mãn tính gồm: Chảy dịch nhầy, mủ tai kéo dài, giảm thính lực, đau đầu, chóng mặt khi có biến chứng xâm lấn xương thái dương hoặc nội sọ.
Có hai loại viêm tai giữa mãn tính một là không có cholesteatoma, tiên lượng thường tốt và hai là có cholesteatoma, tiên lượng nặng hơn vì có hiện tượng hủy xương, xâm lấn các cơ quan lân cận gây viêm não, áp xe não, liệt mặt, viêm tắc xoang
Tùy vào tình trạng của người bệnh mà có những phương pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả
Mục đích của điều trị viêm tai giữa mạn tính là để kiểm soát sự nhiễm trùng, loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong tai giữa và phục hồi chức năng nghe. Do đó, cần phải phối hợp săn sóc tại chỗ và điều trị nguyên nhân.
Điều trị tại chỗ là sử dụng các thuốc và vệ sinh tai. Bảo đảm ống tai thoáng sạch, cắt polyp ống tai nếu có, rửa bằng nước muối hoặc oxy già, sau đó dùng thuốc nhỏ tai. Trong một số trường hợp nhiễm trùng khó kiểm soát, cần phải phẫu thuật, dẫn lưu, làm sạch ổ viêm nhiễm, áp xe.
Bên cạnh đó, khi nguyên nhân của bệnh vẫn chưa giải quyết triệt để thì bệnh sẽ tái phát. Nếu nguyên nhân là ở mũi và ở vòm mũi họng, cần phải điều trị viêm mũi xoang, cắt quá phát cuốn mũi, nạo V.A...
Mọi thắc mắc liên quan tới cách chữa viêm tai giữa mạn tính cũng như các bệnh về viêm tai ngoài, viêm amidan, polyp mũi ... Mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 2838 MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.
Bệnh viêm tai giữa xảy ra phổ biến ở trẻ, Bệnh không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy chữa viêm tai giữa ở trẻ em bằng cách nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây
Viêm tai giữa hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa xuất hiện viêm và nhiễm trùng ở phía sau màng nhĩ gọi là phần tai giữa, bệnh được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp trên.
Bệnh viêm tai giữa do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ gây nên. Bệnh thường xuất hiện sau viêm họng . Khi trẻ em bị viêm tai giữa, phần tai giữa sẽ có nhiều mủ, gây đau đớn cho bé.
Điều nguy hiểm là viêm tai giữa cấp ở trẻ nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ gây thủng màng nhĩ, làm ảnh hửơng đến sức nghe của trẻ và dẫn đến rối loạn ngôn ngữ. Nếu không điều trị triệt để bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng sọ não rất nguy hiểm như viêm màng não, áp se não, viêm tắc tĩnh mạch.
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhất thiết phải do các bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng tiến hành. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.
Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ[/caption]
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra cách chữa cho từng trường hợp. Đa số trong đó sẽ là điều trị tại nhà:
- Điều trị bằng thuốc giảm đau khi bệnh ở dạng nhẹ kèm theo thuốc nhỏ tai.
- Điều trị bằng kháng sinh: Đối với trẻ sốt từ 39 độ trở nên, đau nặng đầu, ống tai có nhiều chất lỏng và tình trạng không thay đổi sau 48h.
-Đối với nhiễm trùng tai không biến chứng trẻ 6 tháng đến 2 tuổi thường điều trị bằng kháng sinh trong 10 ngày, trẻ trên 2 tuổi điều trị trong 5 ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tất cả các chẩn đoán và thuốc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.
- Điều trị bằng phẫu thuật: với kỹ thuật nội soi các bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi điện tử để chích một lỗ nhỏ ở màng nhĩ và đặt vào đó một ống thông nhỏ, ống thông có thể xuyên qua màng nhĩ nhằm hút sạch dịch nhầy trong màng nhĩ ra ngoài và lưu tống thông khí để dịch có thể tự chảy ra ngoài.
-Trường hợp tai chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc, các bà mẹ cũng có thể tự làm khô tai cho trẻ bằng giấy như sau:
+ Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vải bông sạch lại thành sâu kèn (không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết vì cứng, chạm vào thành tai gây đau tai).
+ Đặt sâu kèn vào tai trẻ cho đến khi thấm ướt mủ, lấy sâu kèn ra và đặt tiếp một sâu kèn mới khác, làm như vậy cho đến khi tai khô. Ngày thay 3 - 4 lần. Thường phải làm 1 - 2 tuần tai mới khô hẳn.
Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ, người lớn phải giữ gìn vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bé sạch sẽ, hạn chế tối đa trẻ bị viêm mũi họng. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu quá, nước sẽ chảy vào tai giữa, gây viêm. Nếu trẻ bị viêm mũi họng và viêm VA thì phải điều trị dứt điểm, đúng cách vì đó là nguyên nhân gây viêm tai giữa.
Trên đây cách điều trị viêm tai giữa mà các bà mẹ nên biết để có kiến thức bảo vệ trẻ khỏi bệnh. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cha mẹ chăm sóc cho bé được tốt hơn nhất là với đôi tai của trẻ. Chúc các mẹ và các bé luôn mạnh khỏe!
#viêm_tai_giữa #khoataimuihong #bệnh_viện_an_việt #1E_Trường_Chinh_Hà Nội
Giao mùa là thời điểm phát sinh nhiều bệnh lý tai mũi họng ở trẻ nhỏ đặc biệt trong có phải kể đến bệnh viêm tai giữa, khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa đúng cách qua bài viết sau đây:
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở tai. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng đặc biệt là trẻ nhỏ do các nguyên nhân sau:
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. Ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc.
Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang...
Vậy có những cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa nào? Đặc biệt là cách vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ em? Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ nên biết.
- Vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ
Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ nên vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ. Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa đó là sử dụng khăn mềm lau xung quanh vành tai cho trẻ. Xoắn nhẹ góc khăn và lau nhẹ nhàng vào ống tai ngoài. Không nên cố gắng ngoáy sâu vào bên trong tai của trẻ.
Cha mẹ có thể dùng cách rửa tai cho trẻ bị viêm tai giữa bằng nước muối sinh lý: Cách rửa tai cho trẻ bị viêm tai giữa được làm như sau: Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào tai trẻ rồi đặt trẻ nằm nghiêng cho dịch chảy ra. Hoặc để tăm bông nhẹ nhàng ở ống tai ngoài để thấm hút dịch chảy ra.
Chỉ sử dụng thuốc tai cho trẻ theo chỉ định của bác sỹ.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ
Cho trẻ súc họng, nhỏ mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Vì giữa mũi họng và tai có ống thông với nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng có thể qua đó mà lây lan sang vùng tai.
Khi dùng dụng cụ hút mũi nên nhẹ nhàng và không lạm dụng nhiều. Tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và tay người chăm sóc sau mỗi lần hút mũi cho trẻ.
– Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: khói thuốc lá, không khí ô nhiễm. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi. Sử dụng điều hòa đúng cách.
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú tới 2 năm tuổi. Dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và đúng cách. Không để trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì.
– Tiêm chủng vacxin phòng cúm và phế cầu cho trẻ.
– Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi họng để tránh lây bệnh sang vùng tai.
– Khi đang bị viêm nhiễm vùng tai, không nên cho trẻ đi bơi hoặc tiếp xúc với nguồn nước bẩn.
Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích trong việc vệ sinh tai cho trẻ đúng cách.
#viêm_tai_giữa #khoataimuihong #bệnh_viện_an_việt #1E_Trường_Chinh_Hà Nội
Thịt gà là một trong những loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người. Nhất là những bệnh nhân cần phải bồi dưỡng cơ thể để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.,… Tuy nhiên, khi bị viêm tai giữa có được ăn thịt gà không? Bởi việc sử dụng thực phẩm không hợp lý chính là nguyên nhân thúc đẩy bệnh chuyển biến ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thịt gà là một trong những loại thịt gia cầm được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng của thịt gà rất cao. Cụ thể, thực phẩm này chứa các thành phần dưỡng chất chính như:
Chính nhờ chứa lượng lớn dinh dưỡng, thịt gà đem lại những lợi ích sức khỏe tích cực như:
Điều trị thiếu máu: Sắt là một trong những chất khoáng được tìm thấy nhiều trong thịt gà. Hoạt chất này cần thiết cho sự tạo hemoglobin và myoglobin, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong máu. Không những thế, thịt gà còn có hàm lượng vitamin cao như vitamin E, K và A, có tác dụng giúp tạo tế bào hồng cầu. Do đó, khi dung nạp sắt và vitamin vào trong cơ thể sẽ giúp sản sinh và cân bằng các tế bào hồng cầu cuối cùng, giúp cải thiện thiếu máu. Vì vậy, để điều trị thiếu máu, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị thiếu máu nên tiêu thụ nhiều thịt gà
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Các dưỡng chất chứa trong thịt gà, đặc biệt là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn gốc tự do tấn công tế bào cơ thể. Nếu thường xuyên sử dụng giúp cải thiện sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật
Giúp ngăn ngừa cảm lạnh theo mùa: Theo các chuyên gia, thịt gà có tác dụng ức chế và ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn theo mùa phát triển. Do đó, giúp phòng chống cảm lạnh thông thường và các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp trên như nghẹt mũi hoặc đau họng,..
Giúp cân bằng nội tiết tố Cortisol: Mất cân bằng hormone Cortiosl trong cơ thể chính là nguyên nhân làm tăng mức độ căng thẳng, stress. Đây cũng là yếu tố tác động tâm lý góp phần làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, tiêu thụ một lượng gà nhất định trong tuần sẽ giúp cung cấp dưỡng chất, điều hòa hoạt động của tuyến thượng thận. Từ đó, giúp cân bằng hormone Cortisol trong cơ thể, giảm căng thẳng
Ngoài các tác dụng nêu trên, thịt gà còn đem lại nhiều lợi ích hữu dụng khác như giúp duy trì sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp tăng cường khả năng tái tạo của các mô, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh. Chính vì vậy, các nhà dinh dưỡng đề nghị nên sử dụng ít nhất 2 – 3 lần trong tuần để cơ thể nhận được hàm lượng dưỡng chất cần thiết từ nguyên liệu này.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh. Nhiều người không khỏi băn khoăn không biết viêm tai giữa có ăn được thịt gà không? Và nên kiêng ăn những thực phẩm gì?
Khi bị viêm tai giữa người bệnh cần kiêng ăn các thực phẩm gây viêm như xôi gạo nếp, bánh chưng, bột nếp, tôm, cua,…. Nguyên nhân bởi những món ăn này có thể gây viêm, kích thích việc tạo mủ, gây đau đớn và khiến tình trạng bệnh lâu hồi phục hơn.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ như các loại đồ ăn nhanh và có nhiều dầu mỡ, cay nóng như: Gà rán. Những loại thực phẩm này sẽ làm cho tai bị đau và lâu hồi phục. Hơn nữa, ăn các loại thực phẩm cay nóng còn có thể làm người bệnh bị ù tai, không nghe rõ, thậm chí đau nhức tai. Do vậy, bạn cần tránh tuyệt đối những loại đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ khi bị viêm tai giữa.
Ngoài ra người bệnh cũng nên kiêng các loại đồ ăn cứng sẽ khiến bạn phải nhai nhiều, bắt buộc xương hàm hoạt động liên tục ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tai. Nếu người bệnh ăn các loại đồ ăn này thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và dễ chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa mạn tính.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc.
#viêm_tai_giữa #khoataimuihong #bệnh_viện_an_việt #1E_Trường_Chinh_Hà Nội
Cắt amidan là một trong những phương pháp điều trị viêm amidan hiệu quả, được áp dụng tại các cơ sở y tế, bệnh viện. Vậy cắt amidan là gì? Có những phương pháp cắt amidan nào hiện nay? Và cắt amidan có đau không? Cùng chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết sau đây:
Là một thủ thuật phẫu thuật trong đó có cả hai amidan vòm miệng được cắt bỏ hoàn toàn từ phía sau cổ họng. Cắt amidan được thự chiện trong trường hợp nhiễm trùng cổ họng bị tái phát thường xuyên và bị ngưng hoặc tắc nghẽn thở khi ngủ.
Phương pháp cắt là yếu tố quyết định viện cắt amidan có đau không. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi một phương pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng. Do đó, mỗi người sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cắt amidan mấy ngày thì hết đau còn phụ thuốc vào phương pháp bạn sử dụng là gì mới có thể trả lời chính xác được. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thể trạng mỗi người, người có thể trạng tốt thì thời gian đau nhức sẽ rất ngắn. Ngược lại những người có thể trạng yếu thì thời gian đau buốt sẽ dài hơn.
Cắt amidan mất ngày hết đau phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Phương pháp cắt amidan mà người bệnh sử dụng. Những phương pháp cắt truyền thống sẽ lâu hết đau hơn so với phương pháp mới.
Thể trạng, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu thể trạng yếu thì thời gian đau sẽ kéo dài. Ngược lại thời gian hết đau sau cắt amidan của người có thể trạng tốt ngắn hơn.
Hiện nay, y học ngày càng phát triển, nhiều phương pháp cắt amidan được nghiên cứu cải tiến. Trong đó, những phương pháp phổ biến nhất là:
Cắt amidan bằng laser: Là phương pháp sử dụng năng lượng từ các bước sóng ánh sáng laser để cắt khối amidan. Phương pháp này không gây đau, thời gian thực hiện nhanh, ít chảy máu trong và sau phẫu thuật, diệt khuẩn tốt. Tuy nhiên cắt amidan bằng laser dễ gây tổn thương lớn để lại sẹo, nhiễm trùng vết mổ, ảnh hưởng đến dây thanh quản.
Cắt amidan cho trẻ bằng phương pháp Sluder: Phù hợp với trường hợp amidan tương đối to, chân có cuống, di động dễ dàng, dễ bóc tách. Do đó cách này thường áp dụng cho trẻ em. Bệnh nhân cần được dưới gây mê, đưa toàn bộ amidan vào lỗ dụng cụ, dùng lưỡi dao đè chặt cuống amidan, dùng ngón tay kết hợp với dụng cụ để tách nhanh khối amidan ra ngoài.
Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật cao, nhiều năm kinh nghiệm. Bệnh nhân viêm amidan có thể gặp biến chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn, ngất do gây mê.
Cắt amidan bằng coblator: Là cách sử dụng sóng điện từ tần số rất cao tạo. Quanh thiết bị cắt được bao phủ bởi đám mây dẫn điện tạo ra từ năng lượng sóng từ giúp cắt và phá hủy mô tế bào ở nhiệt độ khá thấp khoảng 60 – 70 độ C. Phương pháp cắt amidan bằng phương pháp coblator không gây đau, chảy máu và tổn thương mô xung quanh. Thời gian thực hiện ngắn, bệnh nhân có thể xuất viện sớm và ăn uống ngay sau khi mổ. Xem chi tiết tại đây
Cắt amidan bằng plasma: Phương pháp sử dụng đầu dò, kính soi điện tử cùng nguồn nhiệt thấp plasma. Ổ dịch được tìm kiếm dễ dàng hơn và làm tan viêm. Cắt amidan bằng dao plasma diễn ra trong thời gian ngắn, không chảy máu và ít đau. Phương pháp này ít xâm lấn, nhiệt độ cắt thấp, từ 65 – 90 độ C nên không gây bỏng hoặc tổn thương. Bệnh nhân phục hồi nhanh.
Những thông tin ở trên đã giúp bạn giải đáp được những lo lắng như cắt amidan là gì? Có đau không, cắt ở đâu, phương pháp cắt amidan nào tốt nhất hiện nay. Hi vọng chia sẻ này hữu ích cho bạn!