Các bài thuốc chữa bệnh hen suyễn theo dân gian

18:41 |
Thuốc Tây là lựa chọn gần như được ưu tiên nhất của bệnh nhân khi điều trị bất cứ bệnh lý gì vì ưu điểm tác dụng nhanh và tiện dụng của nó. Tuy nhiên đối với bệnh hen suyễn mãn tính thì thuốc Tây y lại bộc lộ nhiều nhược điểm mà chính bệnh nhân cũng nhận ra chứ không riêng gì các bác sĩ có chuyên môn.
Thay vì sử dụng Tây y, những bài thuốc Đông y hoặc bài thuốc dân gian được khuyến khích sử dụng nhiều hơn vì độ lành tính và an toàn đối với cơ thể. Những người ưu chuộng sự đơn giản có thể áp dụng những phương pháp từ dân gian với các nguyên liệu đơn giản dễ kiếm. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh hen suyễn theo dân gian

Chữa bệnh hen suyễn bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không là một trong những bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất. Trong thành phần của trầu không có chữa các chất kháng sinh mạnh nên được coi là một “kẻ thù” của những cơn hen.
Cách sử dụng: lấy 7 - 8 lá trầu không tươi, 4 - 5 lát gừng tươi rửa sạch rồi xay nhuyễn với nhau, đổ thêm 1 bát nước sôi nhỏ và ngâm 10 phút. Sau đó khuấy đầu, lọc bằng khăn màn sạch, bỏ bã, lấy nước uống. Uống nước này 2 lần mỗi ngày, uống sau bữa ăn chính nửa tiếng. Uống 1 tuần liền rồi dừng lại, sau 1 tháng lại uống tiếp, cứ lặp lại như thế cho đến khi khỏi bệnh.

Chữa bệnh hen suyễn bằng quả quất


Quất có vị chua, là vị thuốc được sử dụng để chữa nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về hô hấp, trong đó có hen suyễn. Nguyên liệu này rất dễ kiếm, dễ mua, có sẵn và rất lành tính nên ai cũng có thể sử dụng.
Cách sử dụng: dùng 1 cân quả quất, rửa sạch, bổ đôi hoặc để nguyên quả (bổ ra sẽ nhanh sử dụng được hơn), bỏ quất vào 1 chiếc bình rồi cho thêm 500g đường trắng, nắp kín. Ngâm như thế 1 tuần là dùng được, lấy nước này ngậm hàng ngày, các triệu chứng hen suyễn như ho, khó thở, đờm nhiều, khò khè sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Chữa bệnh hen suyễn bằng rau diếp cá


Rau diếp cá hay còn được gọi là rau dấp cá là loại rau được sử dụng khá nhiều trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Diếp cá có vị hơi tanh chua, mát có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Đây cũng là 1 vị thuốc Nam được sử dụng khá phổ biến để điều trị bệnh hen suyễn.
Cách thực hiện: dùng 1 nắm rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm với nước muối sau đó để cho ráo nước rồi xay nhuyễn, lọc lấy 1 bát nước. Uống nước ngày mỗi ngày 1 lần, liên tục 6 - 7 ngày như thế sẽ thấy các triệu chứng bệnh hen thuyên giảm đáng kể sau một thời gian ngắn.
Trên đây là những bài thuốc dân gian đơn giản và công hiệu nhất trong điều trị bệnh hen suyễn. Sử dụng phương pháp này yêu cầu bệnh nhân phải kiên trì và dùng đều đặn, bên cạnh đó cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Read more…

Bệnh hen suyễn có chữa được không?

23:00 |
Hen suyễn còn được biết đến với tên gọi là hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp thể mãn tính gây hiện tượng co thắt phế quản dẫn đến không khí lưu thông kém làm suy giảm khả năng hô hấp. Ở bệnh nhân hen suyễn, đường dẫn khí luôn nằm trong tình trạng viêm nhiễm, sưng và dễ bị kích ứng bởi dị nguyên. Khi ấy, đường dẫn khí bị viêm và co thắt khiến đường này bị thu hẹp sinh ra các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, ran rít, cò cữ, đau tức ngực, đặc biệt là vào ban đêm.


Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?


Bên cạnh những phiền phức mà bệnh nhân phải hứng chịu do các triệu chứng của bệnh như: ho, khò khè, khó thở, đờm nhiều, đau tức ngực… thường xuyên phải dùng thuốc để kìm hãm lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thì bệnh nhân còn phải có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nữa, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

 -  Tâm phế mãn tính

 -  Khí phế thũng do hít vào nhiều, thở ra ít, khí bị tích ở phổi

 -  Tràn khí màng phổi

 -  Bệnh lao

 -  Tử vong do cơ hen cấp tính xuất hiện nhưng không được cấp cứu kịp thời

 -  Suy hô hấp

Thống kê cho thấy, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 3000 bệnh nhân tử vong vì bệnh hen suyễn. Con số này vẫn tiếp tục gia tăng và số người mắc bệnh mới cũng chưa có dấu hiệu chững lại. Mỗi khi cơn hen cấp xuất hiện, bệnh nhân lại phải đối mặt với hàng loạt những nguy hiểm rình rập, có thể đe dọa đến tính mạng bất cứ khi nào. Cơn hen tái phát về sau thường có mức độ nghiêm trọng cao hơn so với cơn trước.

Do đó việc điều trị sớm và tích cực đối với bệnh nhân hen suyễn là điều vô cùng cần thiết, bệnh nhân cũng nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cắt cơn để đề phòng tình huống lên cơn hen cấp, người nhà cần quan tâm theo dõi, đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay khi thấy các triệu chứng hen nặng hơn, tần suất cơn hen dày đặc hơn hoặc khi lên cơn hen cấp.

Bệnh hen suyễn có chữa được dứt điểm không?


Cho đến nay, vẫn chưa có cách hiệu quả triệt để đối với bệnh hen suyễn mãn tính mà khoa học mới chỉ tìm ra một số phương pháp hỗ trợ điều trị giúp cắt cơn hen. Nếu có cách điều trị tốt, lối sinh hoạt ổn định và kiêng khem đầy đủ thì bệnh nhân có thể duy trì tình hen suyễn ở tình trạng ổn định.

Phụ thuộc vào từng trường hợp có mức độ bệnh nặng hay nhẹ, thể trạng của bệnh nhân như thế nào, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên đối với bệnh hen suyễn mãn tính, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên hạn chế điều trị bằng thuốc Tây y vì một số lý do như:

 -  Thuốc Tây dùng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

 -  Dùng quá nhiều sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, khiến thuốc mất tác dụng điều trị.

 -  Thuốc Tây y chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hen chứ không có tác dụng vào phần nguyên nhân nên không thể chữa bệnh dứt điểm.

Để khắc phục những yếu điểm này, bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc Đông y truyền thống an toàn và lành tính hơn. Với những trường hợp hen nhẹ, các mẹo và bài thuốc dân gian cho hiệu quả tương đối tốt nhưng đối với hen suyễn mãn tính thì nên dùng bài thuốc Đông y để có tác dụng tốt hơn.
Read more…

Mẹ bị hen suyễn có ảnh hưởng tới thai nhi không?

18:56 |
Hen suyễn được xác định là một bệnh mãn tính rất khó điều trị dứt điểm và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi và đối tượng nào. Hen suyễn khi mang thai là tình trạng không quá phổ biến nhưng cũng không hề hiếm gặp. Băn khoăn lớn nhất xoay quanh vấn đề này đó là việc mẹ bị bệnh hen suyễn có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Cùng tìm hiểu.



Bệnh hen suyễn có di truyền không?


Rất nhiều người lo lắng và quan tâm đến khả năng di truyền của bệnh hen suyễn nhưng may mắn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này là đúng. Tuy nhiên, trẻ sẽ bị di truyền lại cơ địa dị ứng từ người mẹ và từ đó, hệ hô hấp của trẻ sẽ nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công hơn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh hen suyễn được cho là có liên quan đến yếu tố môi trường bên ngoài tương tác với cơ địa dị ứng này. Những trẻ được sinh ra trong những gia đình có cha mẹ mắc hen suyễn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 33% so với trẻ thường.

Mẹ bầu bị hen suyễn có ảnh hưởng đến thai nhi không?


Thống kê đã chỉ ra rằng, có ⅓ bà mẹ mang thai bị hen suyễn sẽ có diễn biến xấu đi, ⅓ lại có chuyển biến tích cực, trong đó ⅓ còn lại giữ ở mức tình trạng ổn định. Đa số mẹ bầu mắc hen suyễn vẫn có thể mang thai và sinh nở bình thường, tuy nhiên tỷ lệ 4 - 8% sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm cho thai nhi nếu mẹ bị lên cơ hen thường xuyên. Một số trường hợp, hen suyễn nặng không được kiểm soát có thể sẽ dẫn đến những biến chứng thai nhi nguy hiểm như:

  -  Thai nhi nhẹ cân
  -  Sinh non
  -  Trẻ dễ mắc các bệnh lý như: hạ đường huyết, tim đập nhanh và co giật…

Tuy nhiên các mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu có mong muốn mang thai khi bị hen suyễn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và cần lưu ý đến một số điều sau:



  -  Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích cơn hen: khói nhà bếp, khói thuốc lá, khói thuốc lào, khí than, lông động vật, nước hoa, phấn hoa, thuốc xịt côn trùng, thực phẩm dị ứng….

  -  Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng đãng

  -  Giữ ấm cơ thể cẩn thận, tránh bị chứng cảm lạnh, cảm cúm…

  -  Vệ sinh mũi, họng hàng ngày để ngăn cản vi khuẩn, virut tấn công đường thở

  -  Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết.

  -  Khi mang thai, mẹ cần đến bệnh viện để thăm khám định kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi, nếu các triệu chứng hen xuất hiện quá liên tục, nên nói với bác sĩ.

Nếu thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ thì những ảnh hưởng xấu của mẹ đến thai nhi sẽ được kiểm soát tốt và giảm đi đáng kể.

Read more…

Trẻ bị hen suyễn phải làm sao?

18:07 |
Hen suyễn là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, khi trẻ mắc bệnh này cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng cẩn thận, khi có các diễn biến xấu hoặc lên cơn hen cần nhanh chóng xử lý kịp thời.
Hen suyễn ở trẻ em có thể là hen cấp hoặc mãn tính. Thể cấp tính sẽ sớm phát triển thành mãn tính nếu không được chữa dứt điểm, trong khi đó, hen mãn tính rất khó điều trị, có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trẻ như suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi… Vậy trẻ bị hen suyễn hoặc lên cơn hen phải làm sao?



Trẻ bị hen suyễn không nhất thiết phải nằm viện mà có thể điều trị tại nhà nhưng cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc trẻ. Những lưu ý cho cha mẹ có con bị hen suyễn bao gồm:

  1. Không được lơ là điều trị


Một số người quan điểm, dùng thuốc quá nhiều có hại cho cơ thể của bé nên khi thấy các triệu chứng lâm sàng có dấu hiệu thuyên giảm sẽ ngừng dùng thuốc ngay mà không thực hiện theo đúng đơn thuốc ban đầu mà bác sĩ chỉ định. 

Tuy nhiên các triệu chứng thuyên giảm không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Cơ chế tác động của thuốc Tây y là đánh vào triệu chứng trước rồi từ từ mới đi vào bên trong. Hành động bỏ thuốc dở liệu trình khiến bệnh không được trị dứt nên thường kéo dài dai dẳng và tái đi phát lại nhiều lần. Mỗi lần như thế, hệ hô hấp lại bị tổn thương nhiều hơn và bệnh sẽ chuyển biến dần thành mãn tính.

Nếu lo ngại về các tác dụng phụ của thuốc Tây có thể gây hại cho cơ thể, có thể lựa chọn cho bé phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y với những loại thảo mộc thiên nhiên lành tính sẽ an toàn với cơ thể của bé hơn.

  2. Chú ý đến những dấu hiệu khi bé lên cơn hen


Hen là bệnh viêm mãn tính ở đường thở khiến phế quản của trẻ bị sưng và co thắt. Khi bị hen, trẻ sẽ nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích và làm xuất hiện triệu chứng ho, khó thở, khò khè và đau nặng ngực. Những triệu chứng này lặp đi lặp lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ có thể dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể do trẻ biếng ăn, bỏ bú.


Để nhận biết các triệu chứng lên cơn hen, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tuổi có thể dựa vào các dấu hiệu như: ho nhiều khó thở, khò khè, mệt mỏi, đờm nhiều, đau tặng ngực, ho hen thành từng cơn lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là vào ban đêm hoặc khi trẻ vận động quá sức, tiếp xúc với các tác nhân dị ứng…

Những trẻ có những biểu hiện này trên 2 lần mỗi năm, ho kéo dài, điều trị bằng thuốc nhưng không đỡ, có yếu tố di truyền (người thân trong gia đình đã bị hen), có cơ địa dị ứng thì nên cẩn thận cho bé đi khám.

Tuy nhiên, một vài trường hợp trẻ bị hen suyễn nhưng lại không có dấu hiệu khò khè, nặng ngực hay khó thở mà chỉ ho kéo dài. Những cơn ho này cũng không điều trị được bằng thuốc ho thông thường mà chỉ uống thuốc hen mới thuyên giảm thì có thể chứng minh trẻ bị hen dạng ho.

  3. Chú ý đến chế độ sinh hoạt của trẻ


Chế độ ăn uống, sinh hoạt rất quan trọng đối với trẻ bị hen suyễn. Nếu điều kiện sinh hoạt tốt, cơn hen sẽ được đẩy lùi, các triệu chứng hen cũng nhẹ và thuyên giảm hơn. Cụ thể đối với trẻ bị hen suyễn, bố mẹ nên chú ý:

 - Phát hiện những thứ khiến trẻ dị ứng (thực phẩm, mùi, lông động vật, phấn hoa…) để tránh cho trẻ tiếp xúc phải.

 - Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

 - Cho trẻ uống nhiều nước, nước có thể hỗ trợ làm loãng đờm giúp trẻ dễ thở hơn

 - Tránh cho trẻ hít phải khói thuốc lá.


 - Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, giặt chăn gối thường xuyên.


Trẻ bị hen suyễn nếu là cấp tính có thể khỏi dứt điểm nếu tích cực điều trị, còn khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn mãn tính, việc chữa trị sẽ khó hơn và kéo dài hơn. Thậm chí nếu thể trạng trẻ không tốt, lơ là điều trị có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

Read more…

Phòng ngừa bệnh hen suyễn nên ăn những thực phẩm nào?

23:26 |
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình điều trị cũng như phòng tránh bệnh hen suyễn. Dưới đây là danh sách những thực phẩm có thể giúp đề phòng bệnh hen suyễn được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo là nên ăn hàng ngày.

  1. Táo


Một nghiên cứu được tiến hành tại Anh phát hiện ra rằng, khi các yếu tố khác đã được kiểm soát, những người ăn 2 - 5 quả táo/tuần sẽ giảm hẳn được nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Nguyên nhân được giải thích là do, trong táo có chứa hợp chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong ngăn cản hen tái phát. Đặc biệt, một loại flavonoid là khellin được nghiên cứu là có khả năng mở rộng đường hô hấp.

  2. Dưa vàng


Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa rất mạnh, có thể hỗ trợ phổi chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy, những đứa trẻ có hàm lượng vitamin C trong cơ thể cao hơn sẽ có nguy cơ mắc hen suyễn thấp hơn.

Mặc dù, vitamin C thường được tìm thấy trong rất nhiều các loại trái cây, rau củ nhưng một số loại có chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, dưa vàng, bưởi, kiwi, cà chua và súp lơ xanh.

  3. Cà rốt


Cà rốt rất tốt cho cơ thể nhờ thành phần chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và beta carotene. Nghiên cứu cho thấy beta carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A khi đưa vào cơ thể, chất này có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen.

Beta carotene có thể giúp cơ thể phòng chống không chỉ riêng hen suyễn mà còn đầy lùi các bệnh tim mạch, ung thư, Alzheimer. Một số loại thực phẩm như ớt xanh, mơ, khoai lang cũng cung cấp Beta carotene.

  4. Cà phê


Cà phê không thực sự hoàn toàn có lợi cho cơ thể nhưng riêng đối với bệnh hen suyễn thì cà phê có tác dụng rất tích cực.

Trong thành phần của cafe có chứa caffein có thể cải thiện chức năng hô hấp chỉ 4h sau khi cafe được cơ thể tiêu hóa. Cụ thể là nó giúp giãn phế quản và lưu thông khí huyết trong phổi.

  5. Tỏi


Theo kết quả của nghiên cứu, phân tích, tỏi có tính kháng viêm rất mạnh nên rất có lợi đối với việc điều trị các bệnh có viêm nhiễm do virut tấn công. Tói có chứa allicin - chất chống oxy hóa hoạt động cực tốt, chất này phân hủy khi được hấp thu vào cơ thể sẽ tạo ra một axit có thể chống lại các gốc tự do.

Tỏi còn chứa allicin – một chất chống oxy hóa cực mạnh. Một nghiên cứu được tiến hành năm 2009 cho thấy allicin phân hủy trong cơ thể tạo ra một axit phát hủy các gốc tự do. Allicin có thể giúp điều trị bệnh hen suyễn.

  6. Bơ


Trong thành phần của bơ có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione giúp bản vệ cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Bệnh nhân hen suyễn có thể dùng sinh tố bơ hoặc salad trộn cùng các loại rau khác. Bơ còn chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng giảm cholesterol trong máu.

Read more…

Điều trị hen suyễn nhất định không được bỏ qua những nguyên liệu này

23:13 |
Điều trị hen suyễn có rất nhiều biện pháp tích cực, một trong số đó là điều trị tại nhà sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên đơn giản. Những bài thuốc này có ưu điểm là rất an toàn, lành tính và cho tác dụng tương đối tốt, đặc biệt là đối với những trường hợp hen suyễn chớm phát còn ở dạng nhẹ.

  1. Điều trị hen suyễn bằng gừng



Nguyên nhân hen suyễn chính được xác định là do đường hô hấp bị bít tắc bởi quá nhiều dịch đờm, sau khi ho, đờm có thể được đẩy bớt ra ngoài nhưng sau đó lại tích tụ và bám vào thành đường thở.

Gừng mang tính ấm, có khả năng kháng viêm, long đờm nên được dùng chữa bệnh hen suyễn rất nhiều. Có thể dùng gừng pha với nước ấm uống mỗi ngày hoặc dùng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. 

Tuy nhiên uống trà gừng trực tiếp sẽ cho tác dụng nhanh hơn.

  2. Hạt tía tô



Tía tô tính ấm, cay, không độc, là một vị thuốc chữa bệnh được sử dụng rất nhiều. Ngoài tác dụng chữa cảm, tiêu hóa, sốt, tía tô còn giúp tiêu đờm, ho, và các triệu chứng khác của hen phế quản.

Chuẩn bị 10g hạt tía tô, 10g hạt gán hạ, 10g hạt ý dĩ, 8g hạt củ cải, 10g trần bì. Có tất cả lên sắc với 800ml nước, đun đến khi còn khoảng 200ml thì dừng lại. 
Chia thành 2 lần uống sau bữa trưa và tối. Nên dùng thuốc kia còn ấm để thu được kết quả cao nhất.

Hoặc chuẩn bị 10g hạt tía tô, 12g lá dâu tằm, 12g hạt ý dĩ, cho vào sắc với 800ml nước, cũng giữ lại 200ml, chia 2 lần uống sau ăn những uống khi thuốc đã nguội.

  3. Lá cà và hoa cà đã nở



Loại nguyên liệu này trong điều trị bệnh hen nếu sử dụng đúng cách sẽ cho hiệu quả rất tốt, được xếp vào hàng những bài thuốc chữa hen công dụng nhất.

Lấy lá và hoa cà đã nở phơi đến khi khô những chỉ phơi trong bóng râm, thái thật nhỏ, cuộn lại thành điếu thuốc để hút hàng ngày, triệu chứng cơn hen sẽ nhanh chóng chữa hoàn toàn. 

Nên lưu ý, hai nguyên liệu này đều chứa một lượng độc tố nhất định nên phải dùng đúng liều lượng, không nên dùng quá nhiều.

  4. Lá ngải cứu



Đối với điều trị hen suyễn, thân và lá ngải cứu đều có thể được tận dụng làm nguyên liệu, ban đầu nên phơi khô sau đó đem đốt, hít khói này sẽ giúp làm long đờm, giảm ho, tăng cường hô hấp.

Trên đây là những bài thuốc đơn giản điều trị bệnh hen suyễn từ những nguyên liệu đơn giản và dễ kiếm. 

Những trường hợp hen suyễn dạng nhẹ có thể áp dụng những bài thuốc này, tuy nhiên nó lại không mấy hiệu quả với các trường hợp hen nặng hoặc có thì cũng rất ít. Bệnh nhân hen mãn tính nên đến bệnh viện khám và điều trị tích cực, nếu lo lắng về các tác dụng phụ từ thuốc Tây thì có thể tham khảo các bài thuốc Đông y cổ truyền.
Read more…

Bài đăng mới