Home » Archives for tháng 7 2019
Viêm amidan với các triệu chứng ho, đau rát họng, sốt, mệt mỏi xuất hiện nhiều lần và liên tục, người bệnh không điều trị dứt điểm dẫn đến viêm amidan mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Vậy viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Cùng chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết sau đây:
- Đau họng nhiều, liên tục, thường xuyên.
- Sốt nhẹ.
- Mệt mỏi, đau nhức xương khớp.
- Có hạch sưng to ở cổ.
- Amidan thấy sưng to hoặc teo nhỏ, bề mặt amidan nhìn vào thấy có các chấm trắng như bã đậu.
- Ở trẻ nhỏ có các biểu hiện: amidan to gây rối loạn hô hấp, ngủ ngáy, khó phát âm, giọng nói bị trầm, khó nuốt gây chán ăn, ảnh hưởng vị giác, dễ bị nôn, ói…
Viêm amidan là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm. Cần phải được điều trị sớm, nên bắt đầu bằng điều trị thuốc trong trường hợp viêm amidan cấp họặc đợt cấp tái diễn của viêm amidan mạn, mỗi đợt dùng thuốc khoảng 10 ngày do bác sĩ Tai Mũi Họng điều trị và theo dõi. Cắt amidan là phương pháp điều trị hữu hiệu khi được chỉ định nhằm loại bỏ tổ chức amidan không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ viêm chứa đầy các loại vi khuẩn hoặc quá phát gây chèn ép đường hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính.
- Viêm amidan mạn tính tái phát 4 lần/1 năm.Viêm amidan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4-6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
- Áp xe quanh amidan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
- Viêm amidan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang….tái đi tái lại nhiều lần.
- Amidan quá phát chèn ép đường hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
- Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan.
Có thể cắt amidan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt amidan khi amidan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.
Hy vọng với những thông tin trên đây giúp bạn giải đáp được thắc mắc viêm amidan mãn tính có nên cắt không.
#viêm_amidan #khoataimuihongnhi #bệnh_viện_an_viet #1E_trường_chinh
Có nhiều phương pháp chữa viêm amidan trong đó chữa viêm amidan bằng rau diếp cá được người xưa áp dụng và lưu truyền cho đến nay. Nhưng cũng có nhiều người vẫn chưa biết rõ về cách điều trị này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách điều trị dân dã này nhé.
Rau diếp cá (dấp cá) có tên khoa học là Houttuynia Cordata Thumb. Là loài thân thảo, có chiều cao trung bình từ 20 – 30cm. Thân màu xanh sẫm hoặc đỏ tía. Lá diếp cá hình tim, mọc so le nhau. Hoa màu trắng, có 4 cánh và thường mọc thành bông. Diếp cá có thể mọc hoang trong tự nhiên, hoặc được trồng trong vườn nhà.
Mật ong là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe. Trong đó có phương pháp chữa viêm amidan bằng mật ong được nhiều áp dụng. Với tác dụng vượt trội của mật ong, người bệnh sẽ loại bỏ ngay cơn đau rát, sưng tấy ở họng. Cùng tham khảo những mẹo trị viêm amidan bằng mật ong ngay dưới đây.
Xem thêm: Chữa viêm amidan bằng rau diếp cá tại nhà như thế nào?
Viêm amidan gây ra những triệu chứng ho khan hay ho có đờm, nuốt vướng, đau rát cổ họng,…khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Có một bí quyết giúp bạn loại bỏ nhanh chóng những triệu chứng viêm amidan khó chịu mà không cần tốn quá nhiều chi phí hay công sức. Chúng tôi mách bạn 2 cách chữa viêm amidan bằng mật ong đơn giản mà vô cùng hiệu quả, với cách thực hiện dễ dàng ngay tại nhà.
Xem thêm: http://khoataimuihongnhi.com/cach-chua-viem-hong-hat/
Cách 1: Trị viêm amidan bằng mật ong và quất
Bạn đã từng nghe đến công thức trị ho, viêm họng bằng quất hấp mật ong rồi đúng không? Thêm một thông tin hữu ích nữa là nếu bạn bị viêm amidan thì cũng có thể áp dụng mẹo hay này để giải quyết bệnh đấy. Làm dịu cổ họng, sát khuẩn, tiêu sưng, giảm ho, làm lành tổn thương,…là những gì mà mật ong và quất có thể giúp bạn lúc này.
Cách thực hiện
– Chuẩn bị: Một quả quất đã chín, mật ong nguyên chất
+ Bước số 1: Lấy quất đã chuẩn bị sẵn rồi đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi cắt quả quất làm đôi tác bỏ hạt đi.
+ Bước số 2: Cho một chút mật ong vào quất để trong 1 cái chén hay cái bát rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút.
+ Bước số 3: Chắt lấy nước cốt để uống hoặc có thể đem nhai cả quả để tăng thêm công dụng của nó.
Mỗi ngày sử dụng 3-4 lần để nhanh chóng có được kết quả cao nhất.
Cách 2: Chữa viêm amidan bằng mật ong và chanh tươi
Nếu như chúng ta không có quất thì cũng có thể sử dụng 1 quả chanh tươi để thay thế, chanh tươi cũng mang lại cho chúng ta hiệu quả cao và nhanh chóng, với đặc tính của chanh chống được oxy hóa và khả năng sát khuẩn và nhanh chóng tăng cường sức đề kháng để chống chịu được bệnh tật, chính vì điều này chanh và mật ong là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những bạn muốn chữa viêm amidan dứt điểm
Cách thực hiện
– Chuẩn bị: Chanh tươi 1 quả, 1 cố nước lọc, mật ong nguyên chất
– Thực hiện:
+ Bước số 1: Chanh tươi đem vắt lấy nước nhưng chỉ sử dụng 1/2 thìa cafe, 2 thìa cafe mật ong và 5 thìa cafe nước lọc, cho vào 1 cái bát khuấy cho đều
+ Bước số 2: Sau khi hòa xong chúng ta ngậm dung dịch này và nuốt từ từ để ngấm vào vết thương ngày chúng ta thực hiện 2-3 lần sẽ thấy hiệu quả tức thì
Hy vọng với những cách chữa viêm amidan bằng mật ong sẽ giúp làm giảm triệu chứng và hỗ trợ ngăn chặn tiến triển của bệnh. Tuy nhiên để điều trị dứt điểm bệnh lý này, bạn cần tuân thủ theo các phương pháp được bác sĩ chỉ định. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm amidan bạn có thể liên hệ trực tiếp chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt qua hotline 1900 2838 để được các bác sĩ tư vấn miễn phí. Tham khảo thêm những bài viết tại đây
Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm amidan do hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu, Bệnh khiến trẻ bị đau họng, khó ăn, khó nuốt, quấy khóc… khiến bố mẹ hết sức lo lắng, sốt ruột, Vậy cần làm cách nào để ngăn ngừa phòng tránh viêm amidan ở trẻ hiệu quả. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!
Viêm amidan gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. Bệnh kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát gây khó khăn cho việc điều trị. Để phòng bệnh thì cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để từ đó có các phương pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả:
Do viêm nhiễm khi mắc bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp trên dẫn tới việc vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng phát triển và tấn công vào amidan.
Do tạng bạch huyết phát triển làm xuất hiện nhiều hạch ở cổ, ở họng. Lâu dần khi hiện tượng này quá phát khiến cho amidan viêm nhiễm.
Do cấu trúc và vị trí của amidan có nhiều khe hốc và dễ đọng thức ăn, dịch… tạo cơ hội cho vi khuẩn khu trú, lâu ngày dẫn tới bệnh viêm amidan.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân do môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng ẩm thay đổi, các chất kích thích như rượu bia hay thuốc lá càfe và vệ sinh cá nhân an toàn thực phẩm.
Để phòng bệnh ở trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý
- Luôn đảm bảo cơ thể được nạp đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết.
- Giữ ấm cho trẻ, tránh để cơ thể trẻ bị lạnh, cảm cúm, nhiễm virus.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và đề kháng.
- Cho trẻ ăn hoa quả khô và uống nước ép hoa quả mỗi ngày, cách này vừa giúp vữa viêm amidan mãn tính hiệu quả mà còn giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày để tiêu diệt vi khuẩn đang trú ngụ bên trong ổ viêm.
- Khi thấy đau họng nên ngậm chanh muối, chanh mật ong để giảm sự đau rát, diệt khuẩn.- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày để tiêu diệt vi khuẩn đang trú ngụ bên trong ổ viêm.
- Không nên cho trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế cho trẻ chơi, ngậm đồ vật, thổi bong bóng để tránh trường hợp vi khuẩn có hại từ bên ngoài xâm nhập vào miệng gây viêm amidan.
Xem thêm: Bệnh viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khi bé có những biểu hiện của viêm amidan, bạn cần làm theo những bước sau:
- Khám họng cho trẻ xem hai bên amidan có sưng không, có nổi mụt trắng không hay bé chỉ bị viêm họng thông thường.
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể, nếu trẻ sốt cao quá 38oC thì có thể hạ sốt bằng paracetamol và lau mát bằng nước ấm, mặc đồ thông thoáng cho bé.
- Dùng hai tay ấn nhẹ vào hai bên cạnh hàm để kiểm tra xem bé có bị nổi hạch cạnh hàm hay không.
- Kiểm tra tai và màng nhĩ xem tai bé có bị chảy mủ không.
- Cho bé uống nhiều nước giúp cho cơ thể bài tiết tốt và nhanh chóng hạ sốt.
- Không nên nài ép bé ăn trong lúc này, chỉ nên cho ăn thức ăn lỏng dễ nuốt như sữa hoặc cháo.
- Tránh cho trẻ súc miệng bằng nước muối và làm động tác ngửa cổ lên để khò nước. Việc này sẽ làm vi khuẩn lây lan nhiều hơn.
Tóm lại, phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ những biện pháp trên đây để giúp bé tránh xa tái nhiễm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về tai mũi họng tại đây.