Các mẹ đặc biệt cần lưu ý khi
trẻ bị hen phế quản với các dấu hiệu điển hình: thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại (đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm). Ở trẻ em, có thể nghe thấy tiếng rít khi trẻ thở ra
Khi giao mùa khiến nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm là thời điểm số trẻ nhập viện vì hen phế quản tăng đột biến. Tuy nhiên, bệnh hen phế quản ở trẻ em thường ở thể nhẹ (chiếm 75%), và có khoảng 5% bị hen phế quản nặng và kéo dài. Các cơn hen thường diễn ra vào lúc nửa đêm về sáng khi cơ thể ngủ say nhất. Vậy chữa hen phế quản ở trẻ em như thế nào? cách phòng tránh ra sao? Cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây:
Xem thêm:
Hen suyễn ở trẻ em làm cho các đường hô hấp bị sưng tấy, gây khó khăn cho trẻ khi thở. Hen suyễn là một căn bệnh hô hấp khá phổ biến vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên tìm đến sự tư vấn của các bác sỹ để có thể kịp thời ngăn chặn và điều trị sự tấn công của hen suyễn đối với con em mình.
Tuy không có các triệu chứng cụ thể khẳng định chắc chắn trẻ bị hen suyễn nhưng các bậc phụ huynh nên cảnh giác nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sau:
- Trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghet mũi khi trời lạnh, thơi tiết chuyển mùa và chậm khỏi bệnh dù đã dùng nhiều loại thuốc cảm, áp dụng nhiều biện pháp giải cảm khác nhau. Có khi bệnh kéo dài liên tục 10 – 15 ngày rồi mới dần dần tự bình phục.
- Khi trẻ ăn các món lạ, thịt bò, hải sản, thịt gà, măng tây, ăn thức ăn có tính nóng … trẻ có biểu hiện như ho, khó thở, tức ngực.
- Khi tiếp xúc với thú nuôi, hoặc khi gặp phải mùi ẩm mốc, xăng dầu, khói bụi, trẻ có biểu hiện khó thở, mệt nhọc.
- Trẻ thường hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm vào một thời điểm cố định nào đó trong năm, thường là khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa lạnh, như một đồng hồ sinh học vậy.
- Trẻ khó thích nghi với trời lạnh hơn là trời nóng, mỗi buổi sáng sớm hay nửa đêm đều có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ, khiến trẻ bị ho khó thở.
- Đôi khi trẻ thở rất mệt nhọc, thở khò khè, thở hắt, hơi ngắt quãng, nhịp thở không đều, rất mệt mỏi vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ khí oxy.
Các bậc phụ huynh cũng nên cảnh giác ngay khi trẻ có các triệu chứng của một cơn hen điển hình : bắt đầu với hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, càng lúc càng khò khè, khó thở, phải ngồi chồm người dậy để thở và vận dụng các cơ hô hấp phụ. Ngoài ra, trẻ còn bị ho, khó thở, nặng ngực, tái đi tái lại nhiều lần sau khi vận động mạnh, khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen, khi thay đổi thời tiết …
Làm thế nào để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh hen?
Nếu như căn
bệnh hen suyễn là do di truyền thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bạn sẽ không thể biết được liệu con mình có mặc phải bệnh hen suyễn hay không cho tới khi những triệu chứng nhất định xảy ra, như thở khò khè, ho liên tục. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm tối thiểu mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, nếu thực hiện theo những chỉ dẫn sau:
- Không để trẻ hít phải khói thuốc lá. Về bản chất, khói thuốc lá không gây dị ứng nhưng khi hít vào nó sẽ gây sưng phổi.
- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Những chất gây ô nhiễm không khí như ozone có thể gây sưng phổi và khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn với những người có đường hô hấp nhạy cảm.
- Tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp lò. Khói từ những chiếc bếp lò có thể gây kích thích tới hệ thống hô hấp của trẻ.
- Nếu trẻ bị dị ứng với lông thú nuôi thì không cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi.
- Giảm nấm mốc trong nhà. Lắp đặt những chiếc quạt gió hoặc mở cửa sổ trong nhà bếp khi nấu ăn, nhà tắm khi tắm. Nếu cần thiết, bạn nên lắp một chiếc điều hòa hay máy chống ẩm để giữ độ ẩm ở khoảng 35-50%. Không sử dụng đồ áo còn ẩm ướt để ngăn chặn nấm mốc phát triển.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét