Hen suyễn mãn tính xuất hiện khi đường hô hấp và ống phế quản bị kích ứng bởi các yếu tố dị nguyên từ môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể làm cho đường thở bị phù nề, tăng xuất tiết, ứ đọng dịch nơi cổ họng rất khó chịu. Khi bị hen phế quản mãn tính người bệnh sẽ nhạy cảm với bất kỳ tác nhân nào, chỉ cần một thay đổi nhẹ của thời tiết hoặc các yếu tố thuận lợi là có thể cơn hen cấp tính tái phát.
Xem thêm:
Khi xuất hiện các cơn hen cấp tính, nếu không được xử trí, diễn biến của cơn hen sẽ nặng dần lên, chuyển thành nguy kịch. Có nhiều tác nhân có thể gây ra các triệu chứng của hen phế quản và làm bệnh nặng thêm. Không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị phản ứng với cùng một tác nhân. Ngoài ra, ảnh hưởng của các tác nhân này lên phổi cũng khác nhau ở mỗi người. Nói chung, độ nặng của các triệu chứng hen phế quản phụ thuộc vào việc có bao nhiêu tác nhân kích hoạt nên các triệu chứng và phổi của bạn nhạy cảm như thế nào đối với chúng.
Các tác nhân gây hen phế quản mãn tính
Các tác nhân dị ứng như bụi, phấn hoa, nấm mốc,lông vật nuôi, các thành phần của côn trùng, thực phẩm...
Các tác nhân kích thích như nhiễm trùng hô hấp, thuốc, các yếu tố môi trường, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, các yếu tố cảm xúc, các yếu tố liên quan đến nội tiết tố…
Chữa hen phế quản mãn tính hiệu quả
Hen phế quản được xem là một bệnh mạn tính và cần dùng thuốc suốt đời. Do các tác nhân gây bệnh hen phế quản rất phức tạp và gần như không thể xác định được, nên cả Đông y và Tây y đều chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh tận gốc.
Tuy nhiên nếu bệnh được kiểm soát tốt thì người bệnh hoàn toàn có cuộc sống và tuổi thọ bình thường. Hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc mới trong điều trị hen phế quản mãn tính dễ sử dụng hơn và giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Bên nên đi khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp hoặc miễn dịch – dị ứng để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có nhiều phương pháp chữa hen tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa của từng người nên sẽ có hiệu quả khác nhau
Một trong số các phương pháp chữa hen phế quản hiệu quả được nhiều người áp dụng là chữa hen mãn tính bằng cách thảo dược
Chữa hen phế quản mãn tính bằng củ gừng
Trong dân gian hay đông y, gừng được biết đến là một loại gia vị quen thuộc và một loại thuốc quý được dùng nhiều và xuất hiện song song trong rất nhiều bài thuốc trị ho và rất nhiều bệnh về đường hô hấp trong đó có bệnh hen phế quản.
Gừng tươi có tính ấm, lành tính có công dụng tăng huyết, bổ khái trừ đờm, chống nôn, kháng viêm và giúp làm ức chế làm giảm sự tiết dịch nhầy trong phế quản rất phù hợp để chữa hen phế quản. Trên thử nghiệm thực tế, việc uống bột gừng trong vòng 2 tháng liền giúp giảm trên 50% các triệu chứng của bệnh hen phế quản.
Trị hen phế quản mãn tính bằng mật ong
Mật ong có công dụng giúp làm loãng đờm và long đờm rất hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tống các chất nhờn trong ổ viêm ra ngoài làm thông thoáng đường hô hấp giúp quá trình thu nạp O2 và đào thải CO2 không bị gián đoạn. Việc ách tắc không khí ra vào do các chất dịch là nguyên nhân gây hen cấp, khó thở vì vậy việc dùng mật ong là hợp lý.
Có thể kết hợp việc dùng mật ong với nước ấm để uống hằng ngày, mỗi ngày 1 thìa café mật ong; hoặc có thể dùng một thìa mật ong với một thìa bột quế để tăng thê công dụng nhưng tốt hơn vẫn là dùng mật ong với nước cốt gừng sẽ có hiệu quả cao đối với việc điều trị hen suyễn.
Tuy nhiên, nên lưu ý không nên dùng mật ong với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chúng chưa hoàn thiện hệ tiêu hóa. Bệnh hen phế quản mãn tính rất khó để loại bỏ hết nhưng có thể khắc phục được các triệu chứng của nó giúp người bệnh yên tâm học tập và làm việc.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét