Hỏi: Chào bác sĩ ! Tôi thường xuyên có triệu chứng ho, khó thở, có lúc đang nằm phải ngồi dậy rít lên mấy lần mới thở được. Thi thoảng còn bị đau đầu rất khó chịu. Hôm vừa rồi, tôi có đi kiểm tra sức khỏe và được chẩn đoán bệnh hen phế quản. Vậy cho tôi hỏi bệnh hen phế quản có lây không?Và có những biện pháp phòng tránh như thế nào?
( Đào Văn Hùng- Lạng Sơn)
Trả lời:
Chào bác ! Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi thắc mắc “bệnh hen phế quản có bị lây không?” về cho chúng tôi.
Tác nhân chính gây nên bệnh hen phế quản là do các chất kích thích như rượu bia hoặc các hóa chất có trong các đồ mỹ phẩm. Ngoài ra, bệnh hen phế quản còn do một số thực phẩm mà người bệnh bị dị ứng như tôm,cua…
BỆNH HEN PHẾ QUẢN CÓ LÂY KHÔNG?
Đầu tiên để trả lời cho câu hỏi hen phế quản có lây khôngthì chúng tôi xin khẳng định là bệnh hen phế quảnlà một trong những bệnh không có yếu tố lây lan. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh hen phế quản không phải do virus nên không có khả năng lây lan.
Mặc dù bệnh hen phế quản không có tính lây lan nhưng theo nghiên cứu thì bệnh này có yếu tố di truyền. Trong gia đình, nếu bố mẹ mắc bệnh hen phế quản thì con cái có nguy cơ bị bệnh hen phế quản. Bệnh có thể không diễn ra theo chu kì liên tục mà chỉ thành cơn khi có điều kiện thuận lợi. Do đó, ngay từ bây giờ cần có những biện pháp phòng tránh hen phế quản cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Phòng tránh bệnh hen phế quản
– Trong trường hợp bố mẹ bị hen phế quản nên phòng cho trẻ nhỏ bằng cách đảm bảo sữa mẹ cho bé ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Khi mang thai và cho con bú, mẹ tuyệt đối không được hút thuốc lá hoặc ngửi mùi thuốc lá. Ngoài ra, các chất kích thích cần hạn chế tuyệt đối.
– Các bậc phụ huynh nên lưu ý về chế độ ăn cho trẻ. Đảm bảo các dưỡng chất và vitamin cho cơ thể bé được phát triển toàn diện. Đặc biệt nên cho trẻ uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe và có tác dụng lỏng đờm trong trường hợp trẻ ho có đờm. Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ nhỏ ăn những đồ ăn mà chúng dễ dị ứng và những đồ uống có gas đều không tốt cho sức khỏe của bé.
– Hạn chế cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi trong gia đình bởi lông vật nuôi có thể là nguyên nhân gây nên bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ.
– Ngoài ra,mọi người cần chủ động giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Vào mùa đông lạnh nên giữ ấm tay chân, cổ họng…bằng cách đeo tất tay, tất chân khi đi ra đường và không nên uống nước lạnh.
– Nên đi kiểm tra sức khỏe định kì để có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe của cả gia đình.
Bên cạnh những cách phòng tránh bệnh hen phế quản,thì chúng tôi cũng muốn chia sẻ với bạn đọc một số những cách điều trị cho bệnh nhân hen phế quản:
Thuốc tây: đa phần thuốc điều trị chủ yếu là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Bệnh nhân khi sử dụng thuốc tây điều trị bệnh hen phế quản lưu ý tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng dùng. Thuốc tây có tác dụng điều trị cắt cơn hen suyễn khá tốt nhưng bên cạnh đó thuốc tây có một số tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Thuốc đông y: ngày nay, rất nhiều người đã chuyển qua dùng thuốc đông y. Thuốc đông y chữa bệnh hen phế quản được biết đến là bài thuốc an toàn và có hiệu quả cao cho người bệnh. Đặc biệt, so với thuốc tây y thì thuốc đông y không gây tác dụng phụ cho người bệnh, bảo vệ sức khỏe của người bệnh tốt hơn. Có điều, sử dụng thuốc đông y người bệnh nên kiên trì và không được bỏ dở liệu trình. Đặc điểm của thuốc đông y cần phải chữa trị kiên định vì thuốc có tác dụng từ từ, điều trị từ bên trong ra ngoài.
Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây giúp bác và bạn đọc giải đáp được băn khoăn bệnh hen phế quản có lây không và những cách phòng tránh bệnh hen phế quản.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét