Tỉ lệ mắc
bệnh hen phế quản ở trẻ em ngày càng gia tăng ước tính rằng cứ mỗi 5 đứa trẻ dưới 2 tuổi sẽ có 1 trẻ mắc bệnh hen. Khiến cho các bậc cha mẹ không ngừng lo lắng vậy trẻ bị hen phế quản phải làm sao? ngoài việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng rất cần thiết khi
trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì?
Trẻ mắc bệnh hen cũng có cùng nhu cầu dinh dưỡng giống như mọị trẻ khác. Ngoại trừ một số loại thức ăn đặc biệt mà trẻ thật sự bị dị ứng mà ta cần phải tránh, không một chế độ tiết chế, ăn kiêng nào thật sự chứng tỏ là có hiệu quả. Vì vậy, kiêng ăn không phải giải pháp được các nhà chuyên môn khuyến khích trừ khi có bằng chứng dị ứng thức ăn rõ ràng. Việc cung cấp các loại vitamin cao hơn mức nhu cầu bình thường hàng ngày cũng là việc không cần thiết.
Nếu không được điều trị tốt, hen sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất của trẻ: trẻ có thể bị chậm lớn, suy dinh dưỡng, lùn, biến dạng lồng ngực. Cùng với việc điều trị bệnh hen một cách hiệu quả, một chế độ dinh dưỡng tốt cũng vô cùng quan trọng và cần thiết để trẻ có thể phát triển tốt về mọi mặt.
Xem thêm:
Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì?
Khi trẻ bị hen suyễn, mẹ cần kiêng cho trẻ ăn những thực phẩm sau để tránh bệnh nặng hơn.
Những thức ăn dễ bị dị ứng.
Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm trứng, các loại hạt như đậu phộng, đậu nành, hải sản, lúa mì... Ngoài ra cũng cần tránh các thức ăn sinh lưu huỳnh như nước coca, tránh thức ăn chiên bằng dầu cũ, chiên đi chiên lại nhiều lần.
Các loại bim bim.
Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên mà cha mẹ nên hạn chế cho trẻ bị suyễn ăn. Vì theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại đại học Nông nghiệp Athens (Hy Lạp) thì những bậc cha mẹ cho con bị mắc bệnh suyễn ăn snack mỗi tuần thì sẽ làm tăng số lần khởi phát cơn suyễn ở trẻ. Cụ thể là tần suất lên cơn suyễn sẽ cao hơn 4,8 lần so với những trẻ không ăn.
Các loại thực phẩm có tính axit.
Những loại thực phẩm có tính axit như hành, chanh, các loại thực phẩm chiên là những thực phẩm cấm kị đối với trẻ em mắc bệnh suyễn. Những thực phẩm này có thể gây trào ngược thực quản làm cho các triệu chứng của bệnh suyễn của trẻ càng trở nên tồi tệ hơn.
Những thực phẩm đóng hộp
Aspartame (là loại chất làm ngọt –Nutrasweet- có trong nhiều loại thực phẩm và nước giải khát), BHA và BHT-BHA (chất chống oxy hoá thường dùng cho ngũ cốc và các chế phẩm từ ngũ cốc), muối nitrate và nitrite (thường dùng làm chất bảo quản, dậy mùi, tạo màu), các chất parabens, sulfite (để bảo quản thực phẩm)
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý là vô cùng cần thiết để trẻ mắc bệnh hen có thể phát triển toàn diện
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét