Polyp mũi có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn là ở trẻ nhỏ. Vì vậy các vấn đề xoay quanh bệnh polyp mũi như polyp mũi ở trẻ em là bệnh gì, có nguy hiểm không, biểu hiện và phòng chống bệnh ra sao được rất nhiều phụ huynh quan tâm.
Polyp mũi ở trẻ em được biết là các khối u mềm, hình giọt nước, được hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc các xoang khi khu vực này bị viêm kéo dài.
=>>> Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị bệnh polyp mũi ở trẻ nhỏ tại đây
Polyp mũi ở trẻ em gây chảy nước mũi, tắc mũi, thở khó khăn,... Nên rất hay bị nhầm với bệnh viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn còn chưa rõ, polyp mũi thường phát triển trên nền viêm mạn tính, các rối loạn chức năng thần kinh thực vật và các rối loạn di truyền. Đa số các giả thiết cho rằng polyp là biểu hiện đặc trưng cho hiện tượng viêm mãn tính, do đó, bất cứ tình trạng nào dẫn đến viêm mãn tính trong khoang mũi đều có thể gây ra polyp mũi.
Các tình trạng có thể liên quan đến việc gây ra polyp mũi, bao gồm:
+ Hen phế quản
+ Xơ nang dịch
+ Viêm mũi dị ứng
+ Viêm mũi nấm dị ứng
+ Viêm mũi – xoang mạn tính
+ Hội chứng bất động lông chuyển nguyên phát
+ Bất dung nạp với Aspirin, rượu cồn
+ Hội chứng Churg-Strauss
+ Hội chứng Young
+ Viêm mũi không dị ứng kèm theo hội chứng tăng bạch cầu ái toan.
Các đặc điểm của triệu chứng trong bệnh này phụ thuộc vào độ lớn của khối polyp.
Polyp mũi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng gì và chỉ phát hiện tình cờ khi khám tổng quát nếu polyp này nằm nhô ra phía trước của cuống mũi giữa. Polyp mũi nếu nằm ở phía sau sẽ không thể phát hiện khi thăm khám thông thường nếu như bé không có triệu chứng gì. Polyp mũi nhỏ tại một số vị trí thông thường như cuống mũi giữa có thể gây triệu chứng và làm chặn dòng chảy của các xoang, dẫn đến bệnh viêm xoang tái đi tái lại hay viêm xoang mạn tính.
Các triệu chứng do polyp gây ra có thể là: tắc nghẽn đường dẫn khí ở mũi, chảy nước mũi ra lỗ mũi sau, nhức đầu âm ỉ, ngủ ngáy và sổ mũi.
Trên một bé bị viêm xoang mạn tính thì giảm khứu giác và mất khứu giác cũng là một bằng chứng cho thấy bé có polyp mũi.
Sổ mũi là một trong những triệu chứng của polyp mũi ở trẻ em
Polyp lớn hay một polyp đơn độc có thể gây bít tắc hoàn toàn khoang mũi hoặc mũi họng. Điều này có thể gây ra triệu chứng ngưng thở lúc ngủ và tình trạng thở bằng miệng kéo dài.
Nếu bạn nhận thấy bé nhà mình có những triệu chứng này, hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp nhé.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi trẻ bị polyp mũi, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Không tự ý áp dụng các phương pháp dân gian như nhỏ dầu tỏi, nhỏ mật ong..., vào mũi trẻ vì dầu tỏi có tính nóng có thể làm phỏng và hỏng niêm mạc mũi của trẻ nhỏ.
- Không rửa mũi quá nhiều lần cho trẻ, bởi việc rửa quá nhiều sẽ làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi của trẻ. Tần suất phù hợp để xịt mũi hoặc rửa mũi cho trẻ là từ 3 - 4 lần/ngày.
- Nhằm hạn chế làm tổn thương mũi gây vỡ các polyp và dễ nhiễm trùng, phụ huynh nên nhắc trẻ không được ngoáy mũi.
- Giữ ấm cho mũi trong lúc bị bệnh là một lưu ý quan trọng, tình trạng phù nề ở mũi sẽ tăng lên gây ra nhiều khó chịu, nguy hiểm hơn có thể khiến trẻ ngạt thở.
- Cha mẹ không tự ý nhỏ thuốc kháng khuẩn cho trẻ, chỉ được dùng thuốc khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh polyp mũi ở trẻ em và những lưu ý các bậc cha mẹ cần lưu ý. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt qua hotline 1900 2838 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét