Bệnh hen phế quản mãn tính là một tình trạng đường dẫn khí của phổi sưng lên và thu hẹp lại. Do sưng đường dẫn khí tạo ra chất nhờn dư thừa khiến khó thở, dẫn đến ho, thở ngắn và thở khò khè. Bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống người bệnh. Hen phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào và phụ thuộc vào yếu tố môi trường và di truyền ở mức độ lớn. Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh hen suyễn mãn tính như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Tham khảo thêm:
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn mãn tính
Từ cơ chế bệnh sinh ta có thể thấy, hen suyễn do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó:
- Các dị nguyên hô hấp: bụi, khói, lông súc vật, phấn hoa, các chất hóa học có mùi mạnh, khí lạnh…, các trường hợp hen do dị ứng thì mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với các dị nguyên.
- Các dị nguyên thức ăn: đặc biệt là các thức ăn có nguồn gốc động vật như: nhộng, tôm, cua,… ngay cả các loại sữa bò, dê
- Các dị nguyên nhiễm khuẩn: viêm phế quản, viêm phổi taí phát, viêm phổi kẽ, viêm xoang, viêm amidan… và các bệnh đường hô hấp mạn tính khác đều có thể là nguyên nhân gây hen. Đặc biệt là các nhiễm khuẩn do virus: cúm, á cúm, virus hợp bào hô hấp…
Cách phòng ngừa hen suyễn mãn tính
Nguyên tắc trong điều trị và phòng tránh các bệnh nói chung và hen suyễn (hen phế quản) mãn tính nói riêng là cần phải loại trừ được các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó người không may mắc bệnh cũng cần phải giữ gìn sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chống lại sự tấn công của mầm bệnh:
- Tránh xa các yếu tố nguy cơ: đeo khẩu trang tránh bụi, virus; không tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, khói thuốc; không nên ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao…
- Giữ ấm cơ thể, điều trị dứt điểm khi bị các bệnh đường hô hấp
- Có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp
- Cẩn trọng trong dùng thuốc, đặc biệt các loại thuốc có khả năng gây dị ứng cao
Bên cạnh đó để dự phòng và điều trị hen phế quản một cách hiệu quả, người bệnh cần thực hiện tốt một số điểm sau đây:
- Tìm hiểu kiến thức cơ bản về bệnh hen suyễn thông qua sự tư vấn của thầy thuốc để chủ động chữa và kiểm soát bệnh tật.
- Khi xuất hiệu các triệu chứng của đợt cấp, cần đến các phòng khám và bệnh viện gần nhất để được khám xét, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Thực hiện điều trị bệnh một cách tổng hợp thông qua các biện pháp sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng, cũng như tuân thủ việc kiểm soát phòng ngừa đợt cấp tái phát bằng lối sống, sinh hoạt mới.
Hy vọng với những thông tin về bệnh hen suyễn mãn tính bạn cần có những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét